Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiếtĐọc trước văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng? Chú ý việc Vũ Như Tô hoàn toàn “sống” với Cửu Trùng Đài và không hề biết về thế cuộc? Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc trước văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng? Phương pháp giải: Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: - Tác giả: + Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,… + Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội. + Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng. + Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người. + Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước. Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý việc Vũ Như Tô hoàn toàn “sống” với Cửu Trùng Đài và không hề biết về thế cuộc? Phương pháp giải: Đọc đoạn đầu của vở kịch, tìm ra các lời thoại thể hiện việc Vũ Như Tô hoàn toàn không biết điều gì về thế cuộc. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Vũ Như Tô không biết về thế cuộc: + Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn? + Tôi làm gì nên tội? + ...Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. → Trước việc Đan Thiềm khuyên chạy trốn cũng như trình bày về việc người dân đang đi tìm phá Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn không biết mình làm gì nên tội và không chịu rời đi.
Xem thêm
Cách 2
- Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải? - Lạ chưa, nguy làm sao? - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu? Làm gì phải trốn? - Làm sao mà phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? - Sao thế?
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch hay không? Phương pháp giải: Đọc phần tóm tắt các hồi không được trình bày rõ, chú ý các nhân vật đó là những người như thế nào và nhân vật bi kịch là người như thế nào. Lời giải chi tiết: Cách 1 Những cái chết gồm Hoàng thượng, Nguyễn Vũ. Đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch vì đây không phải là những nhân vật bi kịch, không có lí tưởng, không chết do bảo vệ lí tưởng cái đẹp.
Xem thêm
Cách 2
Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 91, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ các câu trong phần được để trong dấu ngoặc đơn, việc đưa ra thêm những câu văn đấy có tác dụng gì với nội dung của lời thoại Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những chỉ dẫn sân khấu giúp cho khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn. (thản nhiên); (Có tiếng quân reo dữ dội...); (Có tiếng nhà đổ, cửa đổ)...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Giúp cho khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn. (thản nhiên); (Có tiếng quân reo dữ dội...); (Có tiếng nhà đổ, cửa đổ)... Chỉ dẫn sân khấu: - Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ” Vũ Như Tô (thản nhiên) Đan Thiềm: (Có tiếng nhà đổ, tiếng cửa đổ), (Nàng chắp tay lạy).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 4 Câu 4 (trang 92, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những người cung nữ? Phương pháp giải: Chú ý lời đối thoại và tình hình khi quân khởi loạn đến. Lời giải chi tiết: Cách 1 Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những người cung nữ vì trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô cũng là người nghe theo lời của vua và làm việc theo.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Vì trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô cũng là người nghe theo lời của vua và làm việc theo. Trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ vì chúng cho rằng Vũ Như Tô cũng như những cung nữ, mê hoặc vua làm theo lời mình, khiến cuộc sống nhân dân đói khổ, lầm than. Vũ Như Tô và những cung nữ giống nhau, đều sẽ bị giết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 5 Câu 5 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý hình ảnh của Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch. Phương pháp giải: Qua lời đối thoại của của quân khởi loạn và Ngô Hạch, tìm ra những từ ngữ chỉ Đan Thiềm để rút ra được hình ảnh Đan Thiềm trong mắt bọn họ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt quân khởi loạn và Ngô Hạch: + ...con đĩ già... + ...con dâm phụ... Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt quân khởi loạn và Ngô Hạch là một người dâm phụ, chuyên dụ dỗ người khác, tỏ rõ thái độ khinh bỉ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt quân khởi loạn và Ngô Hạch là một người dâm phụ, chuyên dụ dỗ người khác, tỏ rõ thái độ khinh bỉ. Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch: là “con đĩ già”, không muốn nghe bà giải thích, thanh minh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 6 Câu 6 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Lúc này có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc? Phương pháp giải: Qua lời đối thoại của của quân khởi loạn và Ngô Hạch để tìm ra còn ai hiểu được Vũ Như Tô hay không. Lời giải chi tiết: Cách 1 Vũ Như Tô lúc này hoàn toàn cô độc vì người hiểu duy nhất là Đan Thiềm đã không còn, xung quanh chỉ còn những người coi khinh và xem thường.
Xem thêm
Cách 2
Lúc này, Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 7 Câu 7 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô. Phương pháp giải: Tìm ra lời thoại của quân sĩ đối đáp lại sau khi nghe Vũ Như Tô nói. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Phản ứng của quân sĩ: + ...Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ...Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi. Phản ứng của quân sĩ là coi thường, tức giận trước những việc mà Vũ Như Tô đã làm. Không muốn nghe những lời Vũ Như Tô nói.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Phản ứng của quân sĩ là coi thường, tức giận trước những việc mà Vũ Như Tô đã làm. Không muốn nghe những lời Vũ Như Tô nói. Phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô: cười ầm, chửi “Câm ngay đi”, xúm lại vả vào miệng Vũ Như Tô.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 8 Câu 8 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Phương pháp giải: Tìm ra câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô, chú ý những từ ngữ chỉ cảm xúc. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Câu nói cuối cùng: + Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường. → Nhân vật có tâm trạng chua chát, chán chường không còn hy vọng gì về cuộc sống, nhân vật đã buông xuôi chấp nhận cái chết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường. → Nhân vật có tâm trạng chua chát, chán chường không còn hy vọng gì về cuộc sống Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng đau đớn, bàng hoàng, thất vọng đến không còn lí do muốn sống khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật. Phương pháp giải: Chỉ ra những chỉ dẫn sân khấu, từ đó nêu ra tác dụng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật là: + "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ."). + Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu." → Chỉ dẫn "thản nhiên" ở nhân vật Vũ Như Tô đã thể hiện suy nghĩ, thái độ của nhân vật khi nghe tiếng quân reo dữ dội khi đòi giết mình. + "Đan Thiềm (thở hổn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!" → Chỉ dẫn “thở hổn hển” thể hiện rõ hành động mệt mỏi, khó thở của nhân vật Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn. + "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..." → Chỉ dẫn nằm trong ngoặc kép đã làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của các nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
+ "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ."). + Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu." → Thể hiện suy nghĩ, thái độ của nhân vật khi nghe tiếng quân reo dữ dội khi đòi giết mình. + "Đan Thiềm (thở hổn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!" → Thể hiện rõ hành động mệt mỏi, khó thở của nhân vật Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn. + "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..." → Làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của các nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các nhân vật trong các lớp kịch? Phương pháp giải: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong kịch, điền vào bảng và rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết:
→ Nhận xét: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng và phù hợp với vở kịch. Qua đó để thể hiện nội dung chính của vở kịch.
Xem thêm
Cách 2
→ Nhận xét về sự xuất hiện của các nhân vật trong các lớp kịch: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng và phù hợp với vở kịch.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này? Phương pháp giải: Chỉ ra quan điểm của quân sĩ và Ngô Hạch với quan điểm của Vũ Như Tô, so sánh và chỉ ra điểm khác nhau. Giải thích lý do tại sao lại có sự khác biệt này. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét: + Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông. + Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài. → Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.
Xem thêm
Cách 2
+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông. + Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài. →Do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô? Phương pháp giải: Chỉ ra những phản ứng của Vũ Như Tô khi các sự kiện xảy ra, từ đó thấy được bị kịch nào của Vũ Như Tô (chú ý quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài). Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bi kịch của Vũ Như Tô là: + Ông đã đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận ra rằng nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích của mình mà hủy hoại đời sống nhân loại. Minh chứng là: Việc xây dựng Cửu Trùng Đài không chỉ hao hụt ngân sách triều đình, tăng thuế cho nhân dân và mà còn mất đi nhiều mạng người, dẫn đến cảnh mẹ mất con, con mất cha do việc xây dựng quá đỗi khó khăn và vất vả. Điều đó đã dẫn đến bi kịch nhân dân khởi loạn, quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực và dẫn quân đến trừng trị Vũ Như Tô. + Tuy nhiên, trước cuộc bạo loạn và lời khuyên nhủ đi trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết khẳng định mình không có tội nên không cần phải trốn. + Khi quân khởi loạn đến bắt ông đi, ông vẫn hiên ngang, ông vẫn mải mê ca ngợi Cửu Trùng Đài, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình và hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. + Bi kịch lớn nhất của ông không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn triệt để hơn khi chính mắt ông chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt, công sức và hoài bão của mình tan tành mây khói và chứng kiến cái chết của Đan Thiềm cùng sự ra đi cuộc đời của mình.
Xem thêm
Cách 2
Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô: - Ông vẫn luôn tin rằng mình không hề có tội mà chỉ có công, bướng bỉnh, ảo vọng theo đuổi mục tiêu, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Đến khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng tột độ. - Vũ Như Tô đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là hiền tài. Vậy nên, khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng đến mức tự yêu cầu được đưa đến pháp trường. - Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Bi kịch của ông bắt đầu từ chính khát vọng, mong muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau của ông. Sai lầm của ông là mượn quyền uy và tiền bạc của bọn bạo chúa để thực hiện, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân, vô tình tự đẩy mình thành kẻ thù của người dân lao động.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Theo em, có thể nói tới những chủ đề nào trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? Phương pháp giải: Chỉ ra chủ đề của văn bản (từ nội dung chính rút ra). Lời giải chi tiết: Cách 1 - Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như: + Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô. + Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô. + Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.
Xem thêm
Cách 2
+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô. + Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô. + Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết “Than ôi! Như Tô phải hay nhưng kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.” Theo em, Vũ Như Tô phải hay không phải? Vì sao? Phương pháp giải: Hiểu được nghĩa của câu mà Nguyễn Huy Tưởng Viết cùng với nội dung trong văn bản để đưa ra suy nghĩ bản thân. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Từ những trải nghiệm khi đọc Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, em thấy nhận thấy Vũ Như Tô vừa phải mà vừa không phải. Đáng thương nhưng cũng đáng trách. + Vũ Như Tô không đúng vì không hiểu rõ thế cuộc, chỉ chăm chăm vào lý tưởng của bản thân mà không quan tâm đến những ảnh hưởng mà nó gây ra cho mọi người. Xây dựng những công trình to lớn không đúng lúc, khi đất nước còn khổ cực. + Vũ Như Tô đúng vì đã nghĩ cho công cuộc xây dựng đất nước, muốn cống hiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho đất nước. Sống hết mình với lý tưởng đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Vũ Như Tô đáng thương nhưng cũng đáng trách. + Vũ Như Tô không đúng vì không hiểu rõ thế cuộc, chỉ chăm chăm vào lý tưởng của bản thân mà không quan tâm đến những ảnh hưởng mà nó gây ra cho mọi người. Xây dựng những công trình to lớn không đúng lúc, khi đất nước còn khổ cực. + Vũ Như Tô đúng vì đã nghĩ cho công cuộc xây dựng đất nước, muốn cống hiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho đất nước. Sống hết mình với lý tưởng đó. Theo em, Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô đều không "phải" vì: - Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo. Ông là một người có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật của riêng mình. Nhưng ông cũng phạm sai lầm khi có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động: muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau nhưng lại mượn quyền uy và tiền bạc của bọn bạo chúa để thực hiện, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân, vô tình tự đẩy mình thành kẻ thù của người dân lao động. Sự thức tỉnh của Vũ Như Tố là quá muộn màng dẫ đến phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. - Những người giết Vũ Như Tô đã giết đi một người nghệ sĩ tài ba, một thiên tài nghệ thuật mang trong mình hoài bão lớn là tô điểm cho đất nước thêm đẹp, tạo ra công trình lưu danh muôn đời.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|