Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnEm đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem. Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị đọc (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã được trải nghiệm Lời giải chi tiết: Bộ phim hài: Thầy bói xem voi Em thấy các nhân vật trong bộ phim đều rất lố bịch, thiếu kiến thức. Trải nghiệm cùng VB 1 Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Vì bộ lễ phục trái với bình thường, khiến ông cảm thấy khổ sở, khó chịu khi mặc chúng. Trải nghiệm cùng VB 2 Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Vì ông ta trưởng giả, ngu dốt nhưng vẫn cố chấp muốn trở thành tầng lớp quý tộc, bị phó may lừa gạt mà không biết. Trải nghiệm cùng VB 3 Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: - Ông Giuốc-đanh: Tính cách trưởng giả học đòi làm sang - Bác phó may: dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền Trải nghiệm cùng VB 4 Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Là lời của người dẫn truyện – vì đây là lời tác giả hướng dẫn cho nhân vật diễn Trải nghiệm cùng VB 5 Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Suy ngẫm và phản hồi 1 Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết: a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”? b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: a. Các nhân vật Giuốc-đanh, phó may, bốn chú thợ phụ đều hiện thân cho “cái thấp kém” b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật Giuốc-đanh Suy ngẫm và phản hồi 2 Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:
Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 3 Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch lại làm bật lên tiếng cười? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: Vì hành động và cách giải quyết đã tạo ra sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng Suy ngẫm và phản hồi 4 Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Cho biết: a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”; “Ông Giuốc-đanh… (nói riêng)…” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch? b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: a. Lời của tác giả biên kịch với vai trò hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lý âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động cử chỉ. b. Làm mất đi nội dung chủ đề của vở kịch, nhân vật sẽ lúng túng vì không có sự chỉ dẫn về điệu bộ, cử chỉ trang phục… Suy ngẫm và phản hồi 5 Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây: a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”. b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”. c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”. Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về hài kịch Lời giải chi tiết: Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” vì cả hai hạng người trong màn kịch đều cho thấy sự lố bịch, kém hiểu biết, không có chính kiến riêng. Suy ngẫm và phản hồi 6 Câu 6 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải chi tiết: - Chủ đề: khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang. - Nghệ thuật: Sử dụng lời thoại sinh động, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch hấp dẫn. Suy ngẫm và phản hồi 7 Câu 7 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên; một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đọc hiểu Lời giải chi tiết: Em đồng tình với quan điểm nhan đề “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” vì nhan đề này sẽ hướng đến nội dung chính của văn bản
|