Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể trang 11, 12 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diềuNhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu). Tìm đường. Tìm các tiếng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu) Phương pháp giải: Em thực hiện bài viết vào vở. Chú ý: - Viết đúng chính tả. - Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ. Lời giải chi tiết: Em hoàn thành bài viết vào vở. Câu 2 Tìm đường: a) Em chọn chữ (l hay n) phù hợp với ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hàng của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l. b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết răng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a) Các tiếng bắt đầu bằng chữ l là: lo lắng, đồng lúa, lội suối, khoai lang. b) Các tiếng có chữ c đứng cuối là: nước mưa, rước đèn, ước mong, được mùa. Câu 3 Tìm các tiếng: a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: - Trái ngược với chặt (chặt chẽ). - Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng. - Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn. b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau: - Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét. - Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...). - Làm chín thức ăn trong nước sôi. Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: - Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng. - Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng: nón. - Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi. b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau: - Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt. - Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc. - Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc.
|