Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diềuĐể góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân tập thể dục mỗi ngày. Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có ích lợi gì? Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là gì? Chủ tích Hồ Chí Minh mong muốn điều gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I Bài đọc: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (Trích)
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kèm, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. Ngày 27 – 3 – 1946 HỒ CHÍ MINH Phần II Đọc hiểu: Câu 1: Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân nên làm gì? Phương pháp giải: Em đọc đoạn 1 của bài đọc. Lời giải chi tiết: Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân nên tập thể dục mỗi ngày. Câu 2 Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có ích lợi gì? Phương pháp giải: Em đọc đoạn 2 của bài đọc. Lời giải chi tiết: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Câu 3 Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là gì? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là: Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Câu 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn điều gì? Phương pháp giải: Em đọc đoạn cuối của bài đọc. Lời giải chi tiết: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn đồng bào ai cũng có gắng tập thể dục. Phần III Luyện tập: Câu 1: Câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” thuộc kiểu câu nào dưới đây? Chọn ý đúng: a) Câu khiến (để nêu đề nghị). b) Câu cảm (để bày tỏ cảm xúc). c) Câu hỏi (để hỏi). Phương pháp giải: Em đọc kĩ câu nói để chọn câu trả lời đúng. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án b. Câu 2 Ghép từ ở cột A với từ ở cột B thành các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a – 2, b – 3, c – 2.
|