Vecto →u≠→0 được gọi là vecto chỉ phương của đường thẳng Δ nếu giá của →u song song hoặc trùng với Δ.
b) Phương trình tham số của đường thẳng
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương →u=(a;b;c). Hệ phương trình:
{x=x0+aty=y0+btz=z0+ct
được gọi là phương trình tham số của đường thẳng Δ (t là tham số, t∈R).
c) Phương trình chính tắc của đường thẳng
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương →u=(a;b;c) với a, b, c là các số khác 0.
Hệ phương trình
x−x0a=y−y0b=z−z0c
được gọi là phương trình chính tắc của đường thẳng Δ.
d) Lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm phân biệt A1(x1;y1;z1) và A2(x2;y2;z2). Đường thẳng A1A2 có vecto chỉ phương →A1A2=(x2−x1;y2−y1;z2−z1).
- Đường thẳng A1A2 có phương trình tham số là {x=x1+(x2−x1)ty=y1+(y2−y1)tz=z1+(z2−z1)t(t∈R).
- Trong trường hợp x1≠x2,y1≠y2,z1≠z2 thì đường thẳng A1A2 có phương trình chính tắc là: x−x1x2−x1=y−y1y2−y1=z−z1z2−z1.
2. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 lần lượt đi qua các điểm A1(x1;y1;z1), A2(x2;y2;z2) và tương ứng có vecto chỉ phương →u1(x1;y1;z1), →u2(x2;y2;z2). Khi đó:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng Δ có vecto chỉ phương lần lượt là →u(a1;b1;c1) và mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến →n(a2;b2;c2). Gọi (Δ,(P)) là góc giữa đường thẳng Δ và mặt phẳng (P). Khi đó, ta có:
Cho hai đường thẳng phân biệt Δ1,Δ2 lần lượt đi qua các điểm M1,M2 và tương ứng có vectơ chỉ phương là →u1,→u2 .
a) Giả sử Δ1 song song với Δ2 (Hình 25). Các cặp vectơ sau có cùng phương hay không: →u1 và →u2; →u1 và →M1M2?