Bài 28. Sự truyền nhiệt trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thứcTheo em, năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môt trường nào sau đây: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không? Hãy tìm hiện tượng trong thực tế để minh họa cho ý kiến của mình. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 112 KĐ Theo em, năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môt trường nào sau đây: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không? Hãy tìm hiện tượng trong thực tế để minh họa cho ý kiến của mình. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu qua mạng internet. Lời giải chi tiết: Năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môt trường: Chất rắn: Lò sưởi, bếp điện,... Chất lỏng: Đun nước,… Chất khí: Đứng gần bếp lửa sẽ thấy nóng,… Câu hỏi tr 112 HĐ 1. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với các đinh. 2. Đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì? 3. Đinh lần lượt rơi xuống theo thứ tự nào? Lời giải chi tiết: 1. Đinh rơi xuống 2. Đinh rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra. 3. Đinh lần lượt rơi xuống theo thứ tự a, b, c, d,c, e. Câu hỏi tr 113 HĐ 1. Tại sao chảo được làm bằng kim loại còn cán chảo được làm bằng gỗ hoặc nhựa? 2. Tại sao nhà mái ngói thì mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn nhà mái tôn? 3. Phân tích công dụng dẫn nhiệt tốt, cách nhiệt tốt của từng bộ phận trong một số dụng cụ thường dùng trong gia đình. Lời giải chi tiết: 1. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên chảo được làm bằng kim loại Còn gỗ và nhựa dẫn nhiệt kém nên cán thường là bằng nhựa và gỗ 2. Vì ngói dẫn nhiệt kém còn mái tôn làm từ kim loại nên dẫn nhiệt tốt nên mùa hè ở nhà mái tôn nóng hơn mùa hè của nhà lợp ngói 3. Ví dụ Nồi được làm bằng gang, nhôm, inox dẫn nhiệt tốt Bàn là có đáy làm bằng kim loại do có tác dụng dẫn điện tốt, tay cầm thường được làm bằng nhựa do tính dẫn nhiệt kém giúp bảo vệ tay. Câu hỏi tr 114 CH 1 Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên Lời giải chi tiết: Hiện tượng: viên sáp bị nóng chảy Giải thích: Tại điểm tiếp xúc với đèn cồn, nước nóng lên làm các phân tử nước chuyển động từ vùng nóng đến vùng lạnh hơn làm cho nước trong ống nghiệm nóng lên --> viên sáp tan ra. Câu hỏi tr 114 CH 2 1. Tại sao đốt nến thì cánh quạt trong hình 28.4 lại quay? 2. Tìm hiểu thêm ví dụ về sự đối lưu trong thực tế. Lời giải chi tiết: 1. Đốt nến thì cánh quạt trong hình 28.4 lại quay vì ở phía có ngọn nến, do có sự đối lưu mà lớp không khí nóng di chuyển lên trên, sự chênh lệch về áp suất làm cho cánh quạt quay. 2. Tìm hiểu thêm ví dụ về sự đối lưu trong thực tế Khi đun nước , dòng nước bên dưới nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước ở phía trên lạnh , nặng và đi lên phía dưới đi . Đèn kéo quân quay → nhờ dòng đối lưu của không khí Đối lưu có thể nhận thấy trong máy điều hòa không khí, hệ thống sưởi, bộ tản nhiệt trong xe ô tô hay lò vi sóng,... Câu hỏi tr 115 HĐ 1. Tại sao trong thí nghiệm ở hình 28.5a thì nhiệt độ trong bình thuỷ tinh tăng dần còn trong thí nghiệm ở Hình 28.5b thì nhiệt độ trong bình thuỷ tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ? 2. Có phải sự truyền nhiệt từ đèn đến bình thuỷ tinh là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao? Lời giải chi tiết: 1. Hình 28.5a thì nhiệt độ trong bình thuỷ tinh tăng dần vì khi bóng đèn sáng làm cho không khí xung quanh nóng lên làm cho không khí trong bình tăng nên nhiệt độ bình tăng. Hình 28.5b thì nhiệt độ trong bình thuỷ tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ vì ở giữa đèn và bình thuỷ tinh bị ngăn cách 1 tấm gỗ dày --> nhiệt không được truyền đến bình thuỷ tinh 2. Sự truyền nhiệt từ đèn đến bình thuỷ tinh là dẫn nhiệt và đối lưu vì... Câu hỏi tr 115 CH 1. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ? Tại sao? 2. Tại sao mùa hè người ta thường mặc áo màu trắng, ít mặc áo màu đen? 3. Phích (bình thuỷ) là dụng cụ đùng để giữ nước nóng, có hai lớp thuỷ tinh. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không. Hai mặt đối điện của hai lớp thuỷ tinh thường được tráng bạc. Phích có nút đậy kín. Lời giải chi tiết: 1. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do bức xạ nhiệt 2. Vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn. Còn các vật có màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. 3. Phân tích tác dụng của các bộ phận của phích: - Lớp chân không: nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài; - Hai mặt thuỷ tinh tráng bạc: để các tia bức xạ nhiệt trở lại nước trong phích - Nút: dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Câu hỏi tr 116 CH Tại sao trong phòng thí nghiệm hình 28.8 nhiệt độ của cốc nước đặt trong lồng kính lại cao hơn nhiệt độ của cốc nước đặt ở ngoài lồng kính? Lời giải chi tiết: Do khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua lồng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến nhiệt độ của cốc nước đặt ở ngoài lồng kính cao hơn Câu hỏi tr 117 HĐ 1. Mô tả sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính khí quyển. 2. Những nguyên nhân nảo làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển và những biện pháp nào có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển? 3. Em và các bạn có thể làm gì để góp phần cụ thể vào việc làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bể mặt Trái Đất? Lời giải chi tiết: 1. Mô tả sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính khí quyển Khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 2. Những nguyên nhân nảo làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển
Những biện pháp nào có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển
3. Em và các bạn có thể trồng cây xanh, tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng, tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường, ... để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bể mặt Trái Đất
|