Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 135

MĐ:

Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Máu vận chuyển khí oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tất cả các tế bào của cơ thể, đồng thời nhận lại carbon dioxide và chất thải để đưa ra ngoài môi trường qua hệ hô hấp và hệ bài tiết.

Máu lưu thông trong các mạch máu của cơ thể. Tim có vai trò co bóp tạo lực đẩy máu đi nuôi cơ thể và lực hút máu trở về tim.

CH: 

1. Xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1.

2. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các thành phần của máu theo thứ tự là:


CH tr 136

CH: 

1. Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh.

2. Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của bạch cầu trong máu để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh nhờ có hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể, chủ yếu là tế bào bạch cầu.

Khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, các tế bào lympho B sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên và bắt đầu tiêu diệt vật lạ.

Câu 2.

Vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể. Kháng thể được tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

CH tr 137

HĐ: 

1. Vẽ hình 33.4 vào vở rồi hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi tên để thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu.

 

2. Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 33.1 về các loại nhóm máu và đảm bảo nguyên tác không để kháng thể trong máu của người nhận gây kết dính với kháng nguyên trong máu được truyền để hoàn thành sơ đồ 33.4. 

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

 

Câu 2.

Người có nhóm máu A có thể nhận nhóm máu O hoặc A.

Nếu truyền nhóm máu không phù hợp (B, AB) kháng thể trong máu người nhận (kháng thể

CH tr 138

CH: 

Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

Phương pháp giải:

Hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ mạch.

Lời giải chi tiết:

Hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ mạch. Tim hoạt động như chiếc bơm, vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong hệ mạch.

Hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch liền nhau thành hệ thống kín. Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, khí và các chất dinh dưỡng; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

CH tr 139

HĐ: 

1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.

2. Vận dụng hiểu biết về các bệnh đã tìm hiểu, em hãy đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Phương pháp giải:

Dựa trên hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Câu 2.

 

CH tr 140

CH:

Sau khi thực hành sơ cứu cầm máu và đo huyết áp, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garo cần lưu ý những điều gì?

2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garo để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào cách tiến hành sơ cứu chảy máu động mạch cánh tay (Hình 33.8).

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Khi thực hiện buộc dây garo cần lưu ý:

  • Vị trí buộc dây cao hơn vết thường về phía tim.
  • Lực buộc đủ sức ép để cầm máu.
  • Không được phép để garo lâu quá 1,5 - 2h, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử, vì vậy nên nới lỏng garo sau mỗi 1 giờ.

Câu 2.

Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garo vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garo mới có hiệu quả cầm máu.

Những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí không phải tay, chân nên băng ép chặt vết thương và di chuyển tới cơ sở y tế nhanh chóng.

CH tr 141

CH:

1. Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Vì sao?

2. Những ai có thể hiến máu và những ai không thể hiến máu?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Cơ thể người trung bình có 4,5 - 5,7 lít máu. Mỗi lần hiến máu, ta chỉ cho đi một lượng rất nhỏ máu của cơ thể (không quá 500ml/lần) và thời gian giữa hai lần hiến máu là 12 tuần.

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Hiến máu hoàn toàn không có hại cho sức khỏe, vì mỗi lần hiến máu, ta chỉ cho đi một lượng máu rất nhỏ của cơ thể.

Ngoài ra, hiến máu còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe và xét nghiệm trước khi hiến máu
  • Giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể.
  • Tạo “sức ép” cho cơ thể sản sinh tế bào máu mới.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch …

Câu 2.

Điều kiện để được hiến máu là:

  • Khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính và mãn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu.
  • Tuổi từ 18 - 60
  • Cân nặng từ 45 kg (đối với nam) và 42 kg (đối với nữ).
  • Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường.

Đối tượng không thể hiến máu bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, cho con bú không được hiến máu.
  • Chưa đủ thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu (12 tuần).

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close