Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 88, 89, 90 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thứcQuan sát thí nghiệm sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 88 KĐ Quan sát thí nghiệm sau: Có hai điện nghiệm, điện nghiệm A được tích điện nên hai lá kim loại xoè ra; điện nghiệm B không tích điện nên hai lá điện nghiệm cụp lại (Hình a). Nối hai quả cầu của hai điện nghiệm, hiện tượng xảy ra: hai lá kim loại của điện nghiệm A giảm độ xoè, hai lá kim loại của điện nghiệm B xoè ra (Hình b). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì? Phương pháp giải: Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet. Lời giải chi tiết: Từ kết quả thí nghiệm chứng tỏ khi nối hai quả cầu với nhau, điện tích ở điện nghiệm A đã chuyển sang điện nghiệm B. Câu hỏi tr 88 CH Hãy kể tên các nguồn điện khác mà em biết Phương pháp giải: Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 89 HĐ Chuẩn bị: - Nguồn điện 3V. - Bóng đèn pin 2,5V. - Các dây nối – Công tắc. - Hai chiếc kẹp bằng kim loại để kẹp nối vào hai đầu của vật cần nghiên cứu. - Lá đồng, lá nhôm, lá nhựa. Tiến hành: - Bố trí thí nghiệm như Hình 21.2. Đóng công tắc quan sát hiện tượng. - Lần lượt thay lá đồng bằng lá nhôm, và lá nhựa. Đóng công tắc quan sát hiện tượng. Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về sự dẫn điện của lá đồng, lá nhôm, lá nhựa Lời giải chi tiết: Lá đồng, lá nhôm dẫn điện. Lá nhựa không dẫn điện. Câu hỏi tr 90 CH 1. Trong những vật sau đây: thanh gỗ khô, ruột bút chì, dây nhựa, thanh thủy tinh, đoạn dây nhôm. Vật nào là vật dẫn điện, vật nào là vật cách điện? 2. Kể tên những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng mà em biết. Lời giải chi tiết: 1. - Vật dẫn điện: ruột bút chì, đoạn dây nhôm. - Vật cách điện: thanh gỗ khô, dây nhựa, thanh thuỷ tinh, 2. Những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng: thủy tinh, sứ, nhựa, giấy, cao su,…
|