Bài 2. Phản ứng hóa học trang 11, 12, 13, 14, 15 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thứcKhi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn lại. Vậy phần lớn nào đã bị biến đổi thành chất mới? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 11 MĐ Trả lời câu hỏi Mở đầu SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 11 Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn lại. Vậy phần lớn nào đã bị biến đổi thành chất mới?
Phương pháp giải: Dựa vào sự biến đổi về tính chất vật lí, và tính chất hoá học của chất để trả lời câu hoỉ Lời giải chi tiết: Phần nến bị biến đổi thành chất mới là phần nến bị cháy. CH tr 11 CH Trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 11 1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả hình 2.1 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không? Phương pháp giải: quan sát thí nghiệm hình 2.1 để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: 1. Các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả hình 2.1 Cốc a: nước đá: 0 - 4 độ C Cốc b: Nước ở thể lỏng nhiệt độ phòng (20 - 25 độ C) Cốc c: Nước sôi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi 100 độ C 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước không bị biến đổi thành chất khác CH tr 12 CH1 Trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 12 1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không? 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội có bị nam châm húi không? 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Lời giải chi tiết:
CH tr 12 CH2 Trả lời câu hỏi 2 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 12 Lấy ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học Phương pháp giải: dựa vào khái niệm về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học Lời giải chi tiết: Sự biến đổi vật lí: Quá trình ra mực của bút bi, bẻ đôi viên phấn, ... Sự biến đổi hóa học: Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ, quang hợp của cây xanh, ... CH tr 13 CH1 Trả lời câu hỏi 1 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 13 Than (Thành phần chính là C) cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide.
Phương pháp giải: Áp dụng cách viết phương trình hoá học và phản ứng hoá học Lời giải chi tiết: 1. Phương trình hoá học: Carbon + oxygen 🡪 carbon dioxide Chất tham gia phản ứng là: Carbon và oxygen Chất sản phẩm là: Carbon dioxide 2. Trong quá trình phản ứng lượng chất giảm là các chất ban đầu tham gia phản ứng: Carbon và oxygen Trong quá trình phản ứng lượng chất tăng lên là chất sản phẩm: Carbon dioxide CH tr 13 CH2 Trả lời câu hỏi 2 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 13 Quan sát hình 2.3 (SGK) trả lời câu hỏi:
Phương pháp giải: Dựa vào sơ đồ hình 2.3 quan sát sự thay đổi của các phân tử. Lời giải chi tiết: 1. Trước phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với nhau; 2 nguyên tử H liên kết với nhau Sau phản ứng, cứ 2 nguyên tử H sẽ liên kết với 1 nguyên tử O 2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O không thay đổi CH tr 14 CH1 Trả lời câu hỏi 1 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 14. Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi: Ống nghiệm nào xảy ra phản ứng hóa học? Giải thích. Phương pháp giải: Thực hành và quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Thí nghiệm dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành Ống nghiệm (1) xảy ra phản ứng hoá học vì thấy xuất hiện bọt khí và kẽm bị tan dần. Ống nghiệm (3) xảy ra phản ứng hoá học vì thấy xuất hiện chất rắn (kết tủa) màu xanh. CH tr 14 CH2 Trả lời câu hỏi 2 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 14. 1. Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không? 2. Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi dấu hiệu nào cho biết phản ứng hoá học đã xảy ra? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về phản ứng hoá học Lời giải chi tiết: 1. Trong phân ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng không xảy ra nữa. 2. Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi thấy xuất hiện bọt khí, đá vôi tan dần chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra. CH tr 14 CH3 Trả lời câu hỏi 3 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 14.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về phản ứng hoá học Lời giải chi tiết: 1. Thức ăn được tiêu hoá chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt Ví dụ phản ứng toả nhiệt: Phản ứng tôi vôi 2. Quá trình nung đá vôi (thành phấn chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng thu nhiệt. CH tr 15 CH1 Trả lời câu hỏi 1 trang 15 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức Than, xăng, đầu... là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống. Phương pháp giải: Vận dụng các kiến thức về các nguồn nguyên liệu được ứng dụng trong đời sống Lời giải chi tiết: Than, xăng, dầu... là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động của con người như: dùng làm chất đốt, xăng dầu là nhiên liệu cho các phương tiện giao thông. Ứng dụng của nhiên liệu trong đời sống:
CH tr 15 CH2 Trả lời câu hỏi 2 trang 15 SGK KHTN 8 Kết nối tri thức Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Phương pháp giải: Vận dụng các kiến thức về các nguồn nguyên liệu được ứng dụng trong đời sống Lời giải chi tiết: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không phải là vô tận. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch: Hiện nay con người đã và đang nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng như NL gió, NL mặt trời, ... vào cuộc sống.
|