Giải bài 1 trang 73 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh a, SA =a√3 và vuông góc với đáy. Xác định và tính góc giữa: Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Đề bài Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh a, SA =a√3 và vuông góc với đáy. Xác định và tính góc giữa: a) SB và (ABCD); b) SC và (ABCD); c) SD và (ABCD); d) SB và (SAC). Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng để tính: + Nếu đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) thì góc giữa đường thẳng a với (P) bằng 900. + Nếu đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng (P) thì góc giữa đường thẳng a và hình chiếu a’ của a trên (P) gọi là góc giữa đường thẳng a và (P). Lời giải chi tiết Vì SA⊥(ABCD) nên A là hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD). a) Ta có: (SB,(ABCD)) =(SB,AB) =^SBA Vì SA⊥(ABCD) ⇒SA⊥AB. Do đó, tam giác SBA vuông tại A. Suy ra: tan^SBA =SAAB =a√3a =√3 ⇒^SBA =600 b) Ta có: (SC,(ABCD)) =(SC,AC) =^SCA Vì ABCD là hình vuông nên tam giác ACD vuông tại D. Suy ra: AC =√AD2+DC2 =a√2 (định lí Pythagore) Vì SA⊥(ABCD) ⇒SA⊥AC. Do đó, tam giác SCA vuông tại A. Suy ra: tan^SCA =SAAC =a√3a√2 =√62 ⇒^SCA =50,80 c) Ta có: (SD,(ABCD)) =(SD,AD) =^SDA Vì SA⊥(ABCD) ⇒SA⊥AD. Do đó, tam giác SDA vuông tại A. Suy ra: tan^SDA =SAAD =a√3a =√3 ⇒^SDA =600 d) Vì ABCD là hình vuông nên BO⊥AC Mà SA⊥(ABCD) ⇒SA⊥BO nên BO⊥(SAC) Do đó, O là hình chiếu của B trên mặt phẳng (SAC) Do đó, (SB,(SAC)) =(SB,SO) =^BSO Tam giác SAB vuông tại A nên SB =√AB2+SA2 =√a2+(a√3)2 =2a (định lí Pythagore) Vì ABCD là hình vuông nên OB =12AC =a√22 Tam giác SBO vuông tại O nên sin^BSO =OBSB =a√22.2a =√24 ⇒^BSO≈20,70
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|