Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được học nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn”.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Đoạn văn thứ (1) liên kết với đoạn văn thứ (2) bằng phép liên kết nào là chủ yếu?

A. Phép nối

B. Phép liên tưởng

C. Phép lặp

D. Phép thế

Câu 3. Các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto đã nghiên cứu người đọc sách ở nhóm đối tượng nào?

A. Người lớn

B. Trẻ nhỏ

C. Người già

D. A và B đúng

Câu 4. Theo tác giả, đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên như thế nào?

A. Con người trở nên thông minh và tốt tính hơn

B. Con người có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn

C. Con người sống nhân văn, thân thiện với môi trường

D. Con người có hiểu biết sâu rộng hơn về các mối quan hệ xã hội

Câu 5. Theo những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng gì?

A. Biết giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình và mọi người

B. Biết thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ

C. Biết ứng xử văn hóa, tạo được mối quan hệ thân thiện với mọi người

D. Biết quan sát tinh tế mọi sự biến chuyển của cảm xúc con người và có cách ứng xử phù hợp

Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích khẳng định vai trò của đọc sách văn học đối với mọi người, nhất là đối với bạn đọc trẻ. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay?

Câu 8. Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 – 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

                                                                                               (Nguyên Hồng)

b. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

                                                                                               (Mai Văn Tạo)

c. Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.

d. Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật.

Câu 2. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Đoạn văn thứ (1) liên kết với đoạn văn thứ (2) bằng phép liên kết nào là chủ yếu?

A. Phép nối

B. Phép liên tưởng

C. Phép lặp

D. Phép thế

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn thứ (1) liên kết với đoạn văn thứ (2) bằng phép liên kết lặp là chủ yếu

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto đã nghiên cứu người đọc sách ở nhóm đối tượng nào?

A. Người lớn

B. Trẻ nhỏ

C. Người già

D. A và B đúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto đã nghiên cứu người đọc sách ở nhóm đối tượng người lớn và trẻ nhỏ

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.25 điểm):

Theo tác giả, đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên như thế nào?

A. Con người trở nên thông minh và tốt tính hơn

B. Con người có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn

C. Con người sống nhân văn, thân thiện với môi trường

D. Con người có hiểu biết sâu rộng hơn về các mối quan hệ xã hội

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả, đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Theo những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng gì?

A. Biết giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình và mọi người

B. Biết thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ

C. Biết ứng xử văn hóa, tạo được mối quan hệ thân thiện với mọi người

D. Biết quan sát tinh tế mọi sự biến chuyển của cảm xúc con người và có cách ứng xử phù hợp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Theo những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng biết thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích khẳng định vai trò của đọc sách văn học đối với mọi người, nhất là đối với bạn đọc trẻ. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến của em

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm):

Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay?

Phương pháp giải:

Dựa vào thực tế và nêu suy nghĩ

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Biểu hiện:

+ Giới trẻ hiện nay thờ ơ với việc đọc sách. Chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách.

+ Giới trẻ không mặn mà với các loại sách văn học

+ Một số ít đọc theo phong trào, chưa xác định được mục đích của việc đọc sách

+ Giới trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại vì mạng internet

- Nhận xét: Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đang suy giảm đến mức báo động, cần có giải pháp để thay đổi tích cực, giúp các bạn trẻ yêu sách và chăm đọc sách hơn.

Câu 8 (1.0 điểm):

Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 – 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em?

Phương pháp giải:

Giới thiệu tên tác phẩm và lí giải vì sao em thích, đồng thời nêu tác dụng đối với em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

 - Em thích tác phẩm: Hoàng tử bé

- Tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em:

+ Tác dụng về cung cấp tri thức, hiểu biết

+ Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách đạo đức

+ Rèn luyện ngôn ngữ, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ

+ Nâng cao kĩ năng sống

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Chỉ ra các phương tiện liên kết đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

                                                                                               (Nguyên Hồng)

b. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

                                                                                               (Mai Văn Tạo)

c. Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.

d. Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về phép liên kết được học

Lời giải chi tiết:

a.

- Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi.

- Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn.

b.

- Phép thế: cây sầu riêng – nó.

- Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái.

c. Phép lặp: Tôi – tôi

d. Phép thế: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta - Ấy

Câu 2 (5 điểm):

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Phương pháp giải:

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ

b. Biểu hiện

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận cá nhân. 

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:

- Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

- Muốn có được quả ngọt thì phải có "kẻ trồng cây", người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

b. Biểu hiện:

- Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.

- Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.

- Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:

- Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.

- Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.

- Nêu cảm nhận chung.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận cá nhân. 

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close