Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chư D. Tám chữ Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa và So sánh C. Nhân hóa và Ẩn dụ D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ. Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sâu non nhí nhảnh. D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục. Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non. C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì? A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn. B. Thể hiện sự gần gũi. C. Thể hiện sự vui đùa. D. Thể hiện thân thiết. Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? A. Miêu tả quả sấu non trên cao. B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu. D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Trái non như thách thức Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng, số dòng Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 2 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ 4 khổ thơ đầu Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 8 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 9 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ Lời giải chi tiết: - So sánh: Trái non như thách thức - Nhân hóa: Thách thức - Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược => Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Câu 10 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung bài thơ rút ra lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc Lời giải chi tiết: Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc. Phần II (4.0 điểm)
Phương pháp giải: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Cảm nghĩ về một người thân. c. Cảm nghĩ về người thân. * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: - Nét nổi bật về ngoại hình. - Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Ai cũng có một người mẹ để được yêu thương và để ta yêu thương. Trong cuộc đời bạn hay tôi, có mẹ, được mẹ yêu và yêu mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ. Bởi thế mỗi khi nhắc đến mẹ, nhớ về mẹ, kể về mẹ là lòng tôi tràn ngập cảm giác bâng khuâng. Mẹ tôi không đẹp xét về ngoại hình. Mẹ tôi cũng không phải là người học rộng tài cao. Xét tận cùng những thứ ấy ở mẹ tôi đều ở mức bình thường, nghĩa là mẹ tôi có thể lẫn vào vô số những người phụ nữ mà ta bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống. Nhưng với tôi, mẹ vẫn đẹp, vẫn “trên mức bình thường” bởi trái tim và tình yêu mẹ giành cho tôi là bất tận. Đến tận bây giờ sau 13 năm được làm con của mẹ tôi vẫn thấy đó là điều may mắn, hạnh phúc lớn nhất mà cuộc đời tặng cho tôi. Kí ức về những ngày bé tẻo teo không lưu giữ được gì, nhưng cứ nhìn cái cách mẹ chăm bẵm em Tít tôi lại tưởng tượng về những ngày bé tẹo ấy, thỉnh thoảng tôi vẫn hỏi mẹ: “Ngày xưa mẹ cũng bế con thế này à, ngày xưa mẹ cũng ru con thế à? Ngày xưa mẹ cũng… và lần nào cũng nhận được câu trả lời “Hơn em Tít nhiều vì lúc ấy mẹ mới chỉ có mình con thôi”. Tôi nghe không biết bao nhiêu lần câu trả lời của mẹ và cũng không boa giờ chán câu trả lời ấy. Tôi sung sướng vì được mẹ yêu và cũng yêu mẹ nhất trên đời. Lớn lên một chút, kí ức đã cho tôi lưu giữ kỉ niệm. Nhớ là buổi đầu tiên đến trường mầm non. Vốn là một con bé còi cọc, ốm yếu nên 5 tuổi tôi mới bắt đầu làm quen với lớp mẫu giáo, sáng mai ấy, mẹ đưa tôi đến trường, nắm tay tôi vào lớp. Nhìn thấy cô giáo, thấy các bận đều lạ tôi quay lại, ôm chầm lấy mẹ khóc nheè vì sợ. An ủi, dỗ dành, động viên, cuối cùng mẹ cũng giúp tôi làm quen với cô và các bạn, tự tin đến trường, không còn khóc nhè mỗi buổi sáng. Rồi tháng năm trôi, tôi lớn lên, từ cô bé lớp một hay làm mất bút chì, tôi lên lớp 6, tôi vào học trường chuyên. Trường học xa nhà, tôi không thể tự đi học. Mẹ lại thêm một nỗi vất vả: đưa đón tôi mỗi ngày. Thấy mẹ tất bật, có lúc tôi đã đòi mẹ chuyển về trường nhà. Nhưng hơn hết, mẹ giúp tôi hiểu nỗi vất vả cửa mẹ sẽ chẳng là gì để con mình được học hành đến nơi đến chốn. Cảm giác nghẹn ngào, tôi lại thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ. Vậy mà có lúc tôi vẫn lười học, ham chơi, không nhường nhịn em. Tôi không hiểu hết nỗi lòng mẹ, tôi làm mẹ buồn. Mẹ yêu thương tôi hết mực nhưng cũng là người nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Lúc nhỏ, mẹ rèn giũa từ lời ăn, tiếng nói, câu chào, từng việc nhỏ nhặt như bỏ cái muôi vào bát canh ra sao, đi dép không được kéo lên trong nhà thế nào. Rồi mẹ dạy tôi đi chợ, nấu cơm… Bây giờ mỗi khi đến môn công nghệ, học nấu ăn là tôi có dịp để trổ tài với các bạn trong lớp và thường được cô giáo cho điểm mười. Lúc ấy tôi lại thầm nhủ: “công của mẹ đấy”. Cả những việc lớn hơn trong cuộc sống như phải biết tự lập, tự trọng, không ỷ lại,… Mỗi ngày qua đi, tôi càng thấu hiểu lòng mẹ. Để chị em tôi khỏe mạnh, hạnh phúc, lớn khôn mẹ phải đổi những đêm trắng. Bước chân nhẹ nhàng và bàn tay mát dịu mỗi khi chị em tôi bị sốt. Tôi đã bất chợt thức giấc và biết mẹ ngồi cả đêm khi em Tí sốt. Mẹ không giám ghé lưng nằm vì sợ mệt quá thiếp đi lỡ em sốt cao. Chợt hiểu một con bé bé nhỏ hay ốm yếu là tôi đã lấy đi của mẹ bao nhiêu đêm không ngon giấc. Mẹ cho tôi thật nhiều. Bây giờ tôi đã hiểu. Nhưng tôi chưa báo đáp gì cho mẹ. Kể cả lời yêu thương tôi cũng chưa biết bày tỏ mỗi ngày. Nhưng hơn hết tôi hiểu rằng mình may mắn, hạnh phúc. Tôi chỉ biết thầm hứa – lời hứa của một đứa con chưa lớn nhưng không còn bé dại là phải học thật chăm để mẹ vui lòng và ước mẹ mãi mãi bên tôi.
|