Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THÁNG NĂM, THÁNG 5!

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THÁNG NĂM, THÁNG 5!

Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mò hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của những tháng năm không bao giờ trở lại.

Ta sẽ thấy màu phượng cháy của sắc hè tháng 5, sẽ tháy dáng hình cậu trai nhỏ mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấn vàng trên vai áo trắng tinh trong veo tuổi học trò.

Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ, thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn.

(Theo Trần Hiền, https://forum.vanhoctre.com/ ngày 8/6/2022)

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây?

A. Tản văn

B. Tùy bút

C. Bút kí

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 3. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

“Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trsi màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân”.

A. Phép nối

B. Phép lặp

C. Phép liên tưởng

D. Phép thế

Câu 4. Đối tượng nào được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Gió

B. Hoa phượng

C. Tháng Năm

D. Con đường

Câu 5. Các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc từ Hán Việt?

A. thanh xuân, đồng phục, miên viễn

B. thanh xuân, mân mê, miên viễn

C. thanh xuân, tinh nghịch, miên viễn

D. thanh xuân, âm thầm, miên viễn

Câu 6. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết?

A. Nhớ màu hoa phượng đỏ thắm một góc trời thương nhớ cùng bạn bè vui chơi thỏa thích trên sân trường đầy nắng và gió

B. Nhớ con đường đến trường một thời đã từng gắn bó với bao kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò

C. Nhớ tháng Năm – tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trong cuộc đời của mỗi người

D. Nhớ về cơn gió tháng Năm – những làn gió vô tình mân mê tóc mây, vẩn vơ quanh tà áo trắng

Câu 7. Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian nào?

A. Đầu năm học

B. Cuối học kì 1

C. Cuối năm học

D. Trong kì nghỉ hè

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích đã làm sống dậy trong lòng mỗi người những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò, khiến các bạn học sinh bâng khuâng, xao xuyến nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và những người bạn thân yêu một thời đã từng gắn bó.”.

Em có đồng tình với ý kiến đó không?

A. Đồng tình

B.  Không đồng tình

Câu 9. Đoạn trích trên gửi đến em bức thông điệp gì?

Câu 10. Hãy chia sẻ với mọi người một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong tháng Năm của năm học đã qua và cảm xúc về kỉ niệm đó.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Bài toán này khó đến nỗi học sinh giỏi nhất lớp tôi cũng không giải được.

b. Tòa nhà nơi bố tôi làm việc là tòa nhà cao nhất mà tôi từng nhìn. Tòa nhà có tám mươi tầng, bố tôi làm ở tầng năm mươi.

c. Cậu út nhà tôi là người duy nhất được ông bà cho đi du học ở Mỹ.

d. Vườn nhà tôi có trồng ba loại hoa rất đẹp, đó là hoa hồng, hoa hướng dương và hoa lan.

Câu 2. Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây?

A. Tản văn

B. Tùy bút

C. Bút kí

D. Truyện ngắn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại tản văn

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là biểu cảm

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

“Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trsi màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân”.

A. Phép nối

B. Phép lặp

C. Phép liên tưởng

D. Phép thế

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong câu

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng phép liên kết lặp là chủ yếu

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Đối tượng nào được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Gió

B. Hoa phượng

C. Tháng Năm

D. Con đường

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đối tượng tháng Năm được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc từ Hán Việt?

A. thanh xuân, đồng phục, miên viễn

B. thanh xuân, mân mê, miên viễn

C. thanh xuân, tinh nghịch, miên viễn

D. thanh xuân, âm thầm, miên viễn

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Nhóm từ nào thuộc từ Hán Việt: thanh xuân, đồng phục, miên viễn

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết?

A. Nhớ màu hoa phượng đỏ thắm một góc trời thương nhớ cùng bạn bè vui chơi thỏa thích trên sân trường đầy nắng và gió

B. Nhớ con đường đến trường một thời đã từng gắn bó với bao kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò

C. Nhớ tháng Năm – tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trong cuộc đời của mỗi người

D. Nhớ về cơn gió tháng Năm – những làn gió vô tình mân mê tóc mây, vẩn vơ quanh tà áo trắng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích thể hiện tình cảm: Nhớ tháng Năm – tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trong cuộc đời của mỗi người

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.25 điểm):

Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian nào?

A. Đầu năm học

B. Cuối học kì 1

C. Cuối năm học

D. Trong kì nghỉ hè

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian cuối năm học

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.25 điểm):

Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích đã làm sống dậy trong lòng mỗi người những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò, khiến các bạn học sinh bâng khuâng, xao xuyến nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và những người bạn thân yêu một thời đã từng gắn bó.”.

Em có đồng tình với ý kiến đó không?

A. Đồng tình

B.  Không đồng tình

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến của em

Lời giải chi tiết:

Không đồng tình

=> Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm):

Đoạn trích trên gửi đến em bức thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, từ nội dung rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

- Gợi nhắc chúng ta hãy nhớ về những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ của tuổi học trò; trân trọng những kỉ niệm dấu yêu mà ta đã có với thầy cô, bạn bè, với những người thân,…

- Tuổi học trò đem đến cho ta nhiều dư vị ngọt ngào nhất trong cuộc đời, mỗi chúng ta cần sống những khoảng khắc đẹp của những tháng năm đó để khi trưởng thành luôn nhớ về tháng Năm – tháng của tình bạn, của những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ nhất thời niên thiếu…

Câu 10 (1.0 điểm):

Hãy chia sẻ với mọi người một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong tháng Năm của năm học đã qua và cảm xúc về kỉ niệm đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại một kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc trong em

Lời giải chi tiết:

- Kỉ niệm về ngày Tổng kết (Bế giảng) năm học được nhận phần thưởng danh dự trước những tràng pháo tay giòn giã của thầy cô, bạn bè. Cảm xúc khi đó thật vui và hạnh phúc.

- Kỉ niệm chia tay mái trường, thầy cô, bạn bè trong những ngày tháng nghỉ hè. Cảm xúc: bồi hồi, xúc động.

- Kỉ niệm về giây phút nói lời chia tay với hàng cây, ghế đá sân trường trong những ngày tháng nghỉ hè dài đằng đẵng,… Cảm xúc: bồi hồi, xúc động, bịn rịn…

Phần II (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Bài toán này khó đến nỗi học sinh giỏi nhất lớp tôi cũng không giải được.

b. Tòa nhà nơi bố tôi làm việc là tòa nhà cao nhất mà tôi từng nhìn. Tòa nhà có tám mươi tầng, bố tôi làm ở tầng năm mươi.

c. Cậu út nhà tôi là người duy nhất được ông bà cho đi du học ở Mỹ.

d. Vườn nhà tôi có trồng ba loại hoa rất đẹp, đó là hoa hồng, hoa hướng dương và hoa lan.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về số từ

Lời giải chi tiết:

a. Bài toán này khó đến nỗi học sinh giỏi nhất lớp tôi cũng không giải được.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

b. Tòa nhà nơi bố tôi làm việc là tòa nhà cao nhất mà tôi từng nhìn. Tòa nhà có tám mươi tầng, bố tôi làm ở tầng năm mươi.

⇒ “nhất”, “năm mươi” là số từ chỉ thứ tự.

⇒ “tám mươi” là số từ chỉ số lượng.

c. Cậu út nhà tôi là người duy nhất được ông bà cho đi du học ở Mỹ.

⇒ Số từ chỉ số thứ tự.

d. Vườn nhà tôi có trồng ba loại hoa rất đẹp, đó là hoa hồng, hoa hướng dương và hoa lan.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

Câu 2 (4 điểm):

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề

2. Thân bài: Phân tích vấn đề

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề: Lời nói là phương tiện quan trọng nhất của giao tiếp, nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, giá trị của nó.

- Giới thiệu vấn đề: Dẫn lại hai câu tục ngữ.

2. Thân bài: Phân tích vấn đề

a. Luận điểm 1: giải thích nội dung hai câu tục ngữ (Hiểu hai câu tục ngữ như thế nào?)

- Câu thứ nhất: Vàng là một thứ kim loại quý giá. So sánh lời nói với gói vàng nhằm khẳng định lời nói rất có giá trị trong giao tiếp, cần phải biết trân trọng giữ gìn.

- Câu thứ hai: Lời nói sẵn có ở mỗi người, tuy không phải mua bằng tiền, nhưng cần phải biết lựa chọn khi sử dụng trong giao tiếp để khỏi mất lòng nhau, để đạt được hiệu quả giao tiếp. Câu tục ngữ khuyên mọi người biết lựa chọn lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

Hai câu tục ngữ tuy nội dung cụ thể rất khác nhau, nhưng đều thể hiện thái độ quý trọng lời nói, khuyên mọi người phải biết giữ gìn lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp.

b. Luận điểm 2: Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ (Vì sao phải biết giữ gìn, lựa chọn lời ăn tiếng nói?)

- Lời nói có thể mang lại lợi ích, cũng có thế gây nên thiệt hại đối với người nói. Lời nói dễ hiểu, dễ nghe khiến người nghe cảm thấy vừa lòng, để đáp ứng yêu cầu của người nói. Ngược lại, lời nói khó hiểu, khó nghe làm người nghe bựa mình, người nói sẽ không đạt được điều mình muốn nói.

- Lời nói còn tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa người nói và người nghe, tạo nên cảm tình từ đó tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

- Trong quan hệ giao tiếp thường ngày, chúng ta gặp nhiều đối tượng khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, không thể sử dụng một lời nói, một cách nói chung cho tất cả mọi người, mà phải biết lựa chọn lời nói và cách nói phù hợp với từng đối tượng giao tiếp và phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy lời nói mới mang lại hiệu quả.

- Lời nói còn thể hiện trình độ văn hóa của người nói.

c. Luận điểm 3: Giải thích trường hợp vận dụng (câu tục ngữ được vận dụng trong những trường hợp nào?)

- Vận dụng trong trường hợp cha mẹ dạy bảo con cái, thầy cô dạy bảo học sinh về lời ăn tiếng nói.

- Vận dụng khi có ý nhắc nhở, phê phán một ai đó sử dụng lời nói thô thiển.

Liên hệ: Ca dao, tục ngữ có nhiều câu tương tự thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhân dân ta về lời ăn tiếng nói:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”…

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

- Cách nói ngắn gọn, có vần điệu, dễ nhớ

- Là lời khuyên sâu sắc đối với mọi người, mọi thời đại

- Là học sinh, hiểu lời khuyên trên, cần luôn biết học tập lời ăn tiếng nói, sử dụng lời ăn tiếng nói phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để thể hiện là người có học, có văn hóa

close