Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Tải về

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa xuân ơi hãy về

(Nguyễn Lãm Thắng)

Mùa xuân ơi hãy về!

Mang thêm nhiều nắng ấm

Cho khắp nẻo làng quê

Nở bừng nhiều hoa thắm

 

Cho con ong làm mật

Cho con én tung trời

Cho dòng sông trong vắt

Êm đềm con thuyền trôi

Cho em thêm tuổi mới

Được nhiều lộc đầu năm

Thêm áo quần mới nữa

Cùng anh đi hội xuân

 

Cho chim non vỗ cánh

Ríu rít khung trời thơ

Xua mùa đông giá lạnh

Mùa xuân ơi hãy về!

(Theo https://www.thivien.net/)

Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2 (0.5 điểm): Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào?

A. Hoán dụ, so sánh

B. So sánh, liệt kê

C. Nhân hóa, ẩn dụ

D. Miêu tả

Câu 3 (0.5 điểm): Từ nào trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ?

A. Thêm

B. Quần áo

C. Mới

D. Nữa

Câu 4 (0.5 điểm): Dòng nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?

Mùa xuân ơi hãy về!

         Mang thêm nhiều nắng ấm

  Cho khắp nẻo làng quê

     Nở bừng nhiều hoa thắm

A. Mùa – mang, nắng – thắm

B. Về – quê, ấm – thắm

C. Hãy – mang, làng – hoa

D. Hãy – thêm, khắp – nhiều

Câu 5 (0.5 điểm): Những hình ảnh nào trong bài thơ nào khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?

A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới

C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

Câu 6 (0.5 điểm): Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui gì?

A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình

C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình

D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà

Câu 7 (1 điểm): Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 8 (1 điểm): Em hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” trong bài thơ đối với mùa xuân?

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)

Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Đáp án

Phần I:

Câu 1:

Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm

=> Đáp án: C

Câu 2:

Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào?

A. Hoán dụ, so sánh

B. So sánh, liệt kê

C. Nhân hóa, ẩn dụ

D. Điệp ngữ, liệt kê

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và xác định các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Trong các câu thơ trên, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê

=> Đáp án: D

Câu 3:

Từ nào trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ?

A. Thêm

B. Quần áo

C. Mới

D. Nữa

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phó từ

Lời giải chi tiết:

Từ “nữa” trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ

=> Đáp án: D

Câu 4:

Dòng nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?

Mùa xuân ơi hãy về!

         Mang thêm nhiều nắng ấm

  Cho khắp nẻo làng quê

     Nở bừng nhiều hoa thắm

A. Mùa – mang, nắng – thắm

B. Về – quê, ấm – thắm

C. Hãy – mang, làng – hoa

D. Hãy – thêm, khắp – nhiều

Phương pháp giải:

Nhớ lại các cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Vần được gieo trong khổ thơ đầu là: Về – quê, ấm – thắm

=> Đáp án: B

Câu 5:

Những hình ảnh nào trong bài thơ khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?

A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới

C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trong bài thơ khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về là: Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

=> Đáp án: C

Câu 6:

Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui gì?

A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình

C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình

D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui: Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

=> Đáp án: A

Câu 7:

Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Xác định được ý nghĩa của việc lặp lại câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa, cân đối

- Điệp cấu trúc câu nhấn mạnh chủ đề của bài thơ: mong muốn mùa xuân về mang lại sức sống, đem lại nhiều điều thú vị cho thiên nhiên, cho con người

Câu 8:

Em hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” trong bài thơ đối với mùa xuân?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

- Mong muốn mùa xuân về trên quê hương mình để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, dạt dào sức sống của vạn vật

- Yêu thích mùa xuân, cảm thấy hạnh phúc khi mùa xuân về đem lại nhiều niềm vui cho “em” như: thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân…

- “Em” là người yêu thiên nhiên, biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, vạn vật; trân trọng giá trị của cuộc sống…

Phần II:

Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu lí do muốn kể lại nhân vật lịch sử đó cho mọi người cùng nghe (Có thể chọn một nhân vật lịch sử có thể là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh, hoặc nhà văn hóa,… mà em biết và có những câu chuyện đáng nhớ. Nhân vật ấy có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước hoặc cho nhân loại. Có thể chọn một người tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng).

2. Thân bài

- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử được kể:

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Trình bày diễn biến của sự việc được kể liên quan đến nhân vật lịch sử:

+ Sự việc bắt đầu:

+ Sự việc diễn biến”

+ Sự việc kết thúc;

- Nêu được ý nghĩa của các sự việc: sự việc ấy có ý nghĩa hoặc tác động đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật / sự kiện lịch sử

- Suy nghĩ và ấn tượng của em về nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử vừa kể

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử vừa kể.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo: Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

1. Mở bài

Giới thiệu lí do muốn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Lưỡng quốc Trạng Nguyên vang danh của nước Việt – Mạc Đĩnh Chi

2. Thân bài

- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc:

Mạc Đĩnh Chi, tên tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am là một quan đại thần và nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ trạng nguyên

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào: Lưỡng quốc Trạng Nguyên vang danh của nước Việt – Mạc Đĩnh Chi

- Trình bày diễn biến của sự việc được kể:

+ Sự việc bắt đầu:

Từ một cậu bé nghèo không có tiền để đọc sách thế nhưng cậu đã không hề cam chịu số phận của mình mà đã vượt lên mọi hoàn cảnh để có thể bước vào con đường học tập, đỗ đạt làm quan cao.

+ Sự việc diễn biến:

Sự việc 1: Mạc Đĩnh Chi cũng đọc sách và nghiền ngẫm ý nghĩa trong từng con chữ kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách đọc thì cậu mượn thầy mượn bạn.

Mạc Đĩnh Chi cố gắng đọc nhiều cuốn sách hay, nhất là những tấm gương đạo đức xưa

Sự việc 2: Khi đi thi, bài thi của Mạc Đĩnh Chi xuất sắc nhất. Tuy nhiên, do tướng mạo của cậu xấu xí nên nhà vua không muốn cho đứng đầu, thế là cậu làm một bài thơ mô tả một người có đức hạnh cao quý mà chưa ai nghĩ ra. Nhà vua rất nể phục, nên phong cho Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên. Về sau cậu được làm quan cho cả ba đời vua.

+ Sự việc kết thúc:

Khi làm quan thì nổi tiếng trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. Đến lúc về hưu, ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật và chia sẻ những điều hay lẽ phải với dân làng. Ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê.

- Nêu được ý nghĩa của các sự việc: Cuộc sống của ông giản dị, thân thiện với mọi người nên luôn được mọi người yêu mến.

- Suy nghĩ và ấn tượng của em về những nhân vật và sự việc được kể:

Biết về con người Mạc Đĩnh Chi em càng kính phục một bậc cao nhân luôn có lối sống trung thực, thanh liêm cứu giúp dân, được mọi người kính trọng, tín nhiệm

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Lưỡng quốc Trạng Nguyên vang danh của nước Việt ta – Mạc Đĩnh Chi

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close