Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Lòng hào hiệp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Lòng hào hiệp (Trích Tâm hồn cao thượng – Edmond de Amicis) Giờ vào lớp, ông Perboni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crotxi khốn nạn – tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. – Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỷ què mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crotxi những khi đứng đợi con ở trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy học trò cười ầm cả lên. Crotxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perboni ở ngoài bước vào. Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít. Thầy giáo lên bục cau mày hỏi: - Ai ném lọ mực? Chẳng ai hé răng. Thầy gắt: - Ai? Ai ném? Lúc ấy bị kích thích vì lòng thương bạn, anh Garone đứng dậy nói quả quyết: - Thưa thầy, con. Thấy mọi người sửng sốt về câu trả lời ấy, thầy hiểu ngay và ôn tồn nói: - Không. Không phải con. Xong thầy lại nói: - Ai trót dại đứng lên thú nhận, ta sẽ tha. Crotxi đứng lên nói: - Thưa thầy, các anh ấy chọc con, đánh và chửi con… Con mất trí… Con trót ném… Thầy nói tiếp: - Cho ngồi xuống. Bây giờ đến lượt những kẻ sinh sự đứng lên. Bốn anh trong bọn khiêu khích đứng dậy, cúi đầu. Thầy mắng: - Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ, một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là những đồ đê tiện! Nói xong thầy xuống giữa lớp, lại chỗ anh Garone ngồi. Thấy thầy đến, anh cúi đầu. Ông Perboni để tay xuống dưới cằm nâng mặt anh lên, nhìn thẳng vào hai mắt anh và nói: Con có một trái tim cao thượng đáng khen! Anh Garone nhân dịp ấy cúi vào tai thầy nói nhỏ mấy câu. Lập tức thầy quay lại chỗ 4 kẻ tội nhân và đột nhiên bảo: - Thôi! Tha cho các anh Câu 1. Những dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện ngắn? A. Nhân vật ít B. Dung lượng ngắn (gần 2 trang) C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn) D. Tất cả đáp án trên Câu 2. Đâu là đề tài của truyện ngắn? A. Bạn bè B. Thầy trò C. Học đường D. Ứng xử Câu 3. Dòng nào sắp xếp đúng các trình tự kể? A. Chế giễu Crotxi; Crotxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo; Crotxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời; Garone nói nhỏ với thầy thầy tha cho hội chế giễu. B. Chế giễu Crotxi; Crotxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo; thầy truy tìm và Garone nhận lỗi, thầy không tin; Crotxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời; Gareno nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu. C. Chế giễu Crotxi; Crotxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo; Garone nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu; Crotxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời. D. Crotxi ném lọ mực vào Phranti; Crotxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời. Câu 4. Nhân vật chính của truyện ngắn là ai? A. Garone, Crotxi B. Phranti C. Ông Perboni D. Gareni Câu 5. Vì sao Crotxi ném lọ mực vào Phranti? A. Phranti chế giễu Crotxi và mẹ của cậu ấy bằng cả lời lẽ và hành động. B. Vì Crotxi không được ai bênh vực C. Vì lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, không kìm nén nổi sự tức giận D. Vì bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ… Câu 6. Phranti và những người chế giễu Crotxi đã phạm phải lỗi gì? A. Không tôn trọng sự khác biệt B. Kỳ thị người khác C. Lấy việc giễu cợt người khám là trò vui D. Tất cả đáp án trên Câu 7. Vì sao Garone nhận lỗi? Việc ấy có tác dụng gì? A. Vì thầy truy hỏi gắt gao, vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã làm mọi người sửng sốt. B. Vì thầy truy hỏi gắt gao, vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã khiến Crotxi nhận lỗi; những kẻ chế giễu Crotxi hối hận. C. Vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã khiến những kẻ chế giễu Crotxi hối hận. D. Vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã khiến mọi người công nhận Garone là người hào hiệp. Câu 8. Vì sao thầy giáo mắng hội chế giễu bạn nặng nề lại bất ngờ tha bổng cho họ? A. Vì họ im lặng nghe mắng mà không cãi B. Vì Crotxi đã nhận lỗi rồi C. Vì Garone đã nhận lỗi, nói nhỏ với thầy, vì thái độ của các bạn mắc lỗi D. Tất cả đáp án trên Câu 9. Sự việc nào khắc họa rõ nét nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm? A. Crotxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời B. Crotxi ném lọ mực vào Phranti C. Garone nhận lỗi; Garone nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu D. Crotxi nhận lỗi Câu 10. Tác phẩm trên đã đề cập được những vấn đề gì? A. Tôn trọng sự khác biệt, nhận lỗi, hãy hào hiệp B. Chế giễu người khác là một hành động cần lên án C. Ứng xử nơi học đường của giáo viên, học sinh D. Tất cả đáp án trên Câu 11. Truyện kể ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy đã thể hiện được điều gì? A. Ngôi thứ 3, đảm bảo tính khách quan cho câu chuyện B. Ngôi thứ 3, phù hợp để diễn tả nỗi tức giận của Crotxi C. Ngôi thứ 3, bao quát được không khí lớp học, làm nổi bật sự hào hiệp D. Ngôi thứ 3, khiến chân dung nhân vật rõ nét hơn Câu 12. Câu chuyện kết thúc bất ngời bởi: A. Không khí đang căng thẳng, thầy bất ngờ tuyên bố tha bổng B. Độc giả tò mò điều Garone nói với thầy là gì? C. Tại sao thầy lại tha bổng hội mắc trọng tội: chế giễu bạn? D. A và B đúng Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. a. Nếu được gặp Crotxi, em sẽ nói gì với bạn ấy? b. Nếu có mặt trong lớp học của Crotxi, khi bạn ấy bị chế giễu, em sẽ làm gì? c. Em có đồng tình với việc thầy giáo mắng các bạn mắc lỗi nặng nề, rồi lại tha bổng không? Câu 2. Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung truyện ngắn rút ra đề tài Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung câu truyện sắp xếp đúng trình tự Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện, xác định nhân vật chính xoay quanh truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 9 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 10 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 11 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện, chú ý lời kể Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 12 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ truyện Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Phần II. Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: - Thể hiện rõ tình cảm với Crotxi nhưng phải tế nhị, chân thành - Chia sẻ thực lòng về điều mình sẽ và có thể làm Lời giải chi tiết: a. Nên theo hướng: - Bênh vực những người như bạn/ đứng về phía bạn; khẳng định mỗi người có giá trị riêng không hoàn toàn ở ngoại hình. - Không đồng tình với những kẻ chế giễu người khác làm trò vui. - Thầy giáo và bạn Garone luôn là những người tin cậy. b. Việc em làm là cần làm dịu không khí và bênh vực được người bị bắt nạt, tuyệt đối không gây ra ẩu đả trong lớp như: - Gọi nhanh người có uy để giải tán trò chế giễu người. - Có thể chuyển hướng chú ý của đám đông. - Có đủ uy thì yêu cầu các bạn dừng lại… c. Em đồng tình với cách làm của thầy giáo. Vì các bạn cần phải trải qua cảm giác bị người khác la mắng thì mới hiểu được khi mình la mắng, chế giễu người khác sẽ cảm nhận thế nào. Việc thầy tha lỗi cho các bạn cũng giúp các bạn hiểu hơn về lòng vị tha. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: a. Mở bài - Giới thiệu nhân vật cần phân tích - Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật b. Thân bài - Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật + Ý kiến về đặc điểm thứ nhất của nhân vật + Lí lẽ + Bằng chứng - Phân tích đặc điểm thứ hai của nhân vật + Ý kiến về đặc điểm thứ hai của nhân vật + Lí lẽ + Bằng chứng c. Kết bài - Khẳng định lại ý kiến của người viết - Nêu cẩm nghĩ về nhân vật Bài tham khảo: “Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm đã đề cao trí tuệ nhân dân thông qua nhân vật em bé thông minh. Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vô lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang. Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện. Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. (Nguồn: sưu tầm)
|