Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6Tải về Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới TỤC NGỮ VIỆT NAM (Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995) 1. Học một biết mười 2. Học ăn học nói học gói học mở 3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi 4. Học khôn đến chết, học nết đến già 5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên 6. Học chẳng hay cày chẳng biết 7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng 8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ 9. Học như gà bới vách 10. Học thầy học bạn vô hạn phong lưu Câu hỏi Câu 1. Dòng nào nói đặc điểm cơ bản của các văn bản trên? A. Ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên. B. Giàu vần điệu, dễ nhớ. C. Ví von, giàu hình ảnh. D. Kiệm lời, giàu ý. Câu 2. Mười câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? A. Phương pháp học. B. Chọn thầy để học. C. Vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập. D. Học phải kiên trì. Câu 3. Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ nào? A. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. B. Học chẳng hay, thi may thì đỗ. C. Học như gà bới vách. D. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu. Câu 4. Câu tục ngữ “Học khôn đến chết, học nết đến già” có mấy vế, khuyên con người điều gì? A. Một vế, khuyên không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. B. Hai vế, khuyên không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. C. Hai vế, khuyên người già vẫn phải học. D. Hai vế, khuyên người già học khôn, học nết rất nhanh. Câu 5. “Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta điều gì? A. Điều gì cũng cần phải học. B. Học ăn nói trước tiên. C. Học gói mở để là trở thành người khéo léo. D. Không học hỏi sẽ là người vụng về. Câu 6. Dòng nào nói lên ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”. A. Đã học là phải hiểu kỹ. B. Thà không biết còn hơn là biết lơ mơ. C. Biết lơ mơ thì đừng nói. D. Nói năng cần chặt chẽ. Câu 7. Câu tục ngữ nào trong 10 câu trên có ý nghĩa ẩn dụ? A. Học ăn học nói, học gói học mở. B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. C. Học khôn đến chết, học nết đến già. D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Câu 8. Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa thuộc câu tục ngữ nào sau đây? A. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. B. Học chẳng hay cày chẳng biết. C. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. D. Học thầy chẳng tày học bạn. Câu 9. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ 2 câu tục ngữ đó? (trả lời 4-6 dòng) Câu 10. Câu tục ngữ nào cho em bài học hữu ích nhất? Vì sao? (trả lời 5-7 dòng) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ) Câu 1. Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu kế tiếp 1. Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản. Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kỹ năng viết của mình. (https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7993) 2. Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản. Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học. Giáo viên có thể đưa ra những ý, dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh... (https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin- tong-hop.aspx?ItemID=7993) a. Xác định điểm khác biệt và điểm chung của 2 văn bản trên (0,5đ) b. Đối tượng giao tiếp của 2 văn bản trên là ai? Mục đích của 2 văn bản là gì? (0,5đ) c. Sau đây là 2 cách dạy học (truyền thống và hiện đại), em thích học môn ngữ văn theo cách nào? (trả lời bằng bài văn có độ dài từ 1-1,5 trang giấy) Chú thích: + Truyền thống: Giáo viên sẽ là người trực tiếp giảng dạy, diễn giải kiến thức cho học sinh và học sinh sẽ lắng nghe, ghi chép và học thuộc những kiến thức đó + Hiện đại: Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho suy nghĩ của học sinh… -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Phương pháp giải: Đọc kĩ các câu tục ngữ Chú ý đặc điểm về hình thức Lời giải chi tiết: Đặc điểm cơ bản của các văn bản trên: Ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên → Đáp án A
Phương pháp giải: Đọc kĩ các câu tục ngữ Rút ra điểm chung về nội dung Lời giải chi tiết: Mười câu tục ngữ trên cùng nói về: Vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập → Đáp án C
Phương pháp giải Đọc kĩ nhận định, rút ra nội dung Đọc kĩ các đáp án, phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ: Học chẳng hay, thi may thì đỗ → Đáp án B
Phương pháp giải Chú ý các vế (được phân cách bằng dấu phẩy) Phân tích nội dung câu tục ngữ Lời giải chi tiết Câu trên có hai vế, khuyên không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết → Đáp án B
Phương pháp giải Phân tích nội dung câu tục ngữ Lời giải chi tiết “Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta: Điều gì cũng cần phải học, học từ những điều hàng ngày nhất → Đáp án A
Phương pháp giải Đọc kĩ câu tục ngữ và các đáp án Lời giải chi tiết Ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”: Thà không biết còn hơn là biết lơ mơ → Đáp án B
Phương pháp giải Nhớ lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ Lời giải chi tiết Câu: Học khôn đến chết, học nết đến già có ý nghĩa ẩn dụ → Đáp án C
Phương pháp giải Đọc kĩ các câu tục ngữ và đề bài Lời giải chi tiết Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa thuộc câu tục ngữ: Học chẳng hay cày chẳng biết → Đáp án B
Phương pháp giải Đọc kĩ và phân tích ý nghĩa câu 1 và 9 Đưa ra quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết - Đối lập nhau: + Câu số 1: nói về người thông minh, sáng ý, học ít hiểu nhiều, hiểu sâu xa + Câu số 9: Học không có kết quả - Rút ra bài học: HS tự suy luận từ ý nghĩa của 2 câu tục ngữ để trả lời (gợi ý: cần học cho hiệu quả, không phải cứ học nhiều, học tràn lan…)
Phương pháp giải Nêu ý kiến của bản thân và đưa ra lý giải hợp lý Lời giải chi tiết - Hãy chọn một câu tục ngữ có ý nghĩa khiến mình suy nghĩ, lưu tâm (có thể làm sâu sắc hơn một điều mình còn mơ hồ, có thể đưa đến một lời khuyên mới…) - Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu tục ngữ đó và nói rõ lí do khiến mình nhận ra bài học hữu ích (2 lí do trở lên) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) a. Xác định điểm khác biệt và điểm chung của 2 văn bản trên (0,5đ) b. Đối tượng giao tiếp của 2 văn bản trên là ai? Mục đích của 2 văn bản là gì? (0,5đ) c. Sau đây là 2 cách dạy học (truyền thống và hiện đại), em thích học môn ngữ văn theo cách nào? (trả lời bằng bài văn có độ dài từ 1-1,5 trang giấy) Phương pháp giải: a. Đọc kĩ 2 văn bản b. Đọc kĩ 2 văn bản Rút ra đối tượng giao tiếp và mục đích của 2 văn bản c. Nêu quan điểm của bản thân Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để hoàn thành bài văn Lời giải chi tiết: a. Xác định điểm khác biệt và điểm chung của 2 văn bản trên - Điểm khác biệt +Văn bản 1: Dạy viết văn bản cho HS + Văn bản 2: Dạy đọc hiểu văn bản cho HS - Điểm chung: Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu, viết văn bản cho HS phổ thông, chú ý rèn luyện tư duy độc lập cho HS b. Đối tượng giao tiếp của 2 văn bản trên là ai? Mục đích của 2 văn bản là gì? - Đối tượng giao tiếp là giáo viên dạy môn Ngữ Văn - Mục đích của 2 văn bản: Hướng dẫn cụ thể cách đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn/ Để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn c. Em thích được học Ngữ Văn theo cách:
HocTot.Nam.Name.Vn
|