Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

A. Phép thế, phép nối

B. Phép lặp, phép thế

C. Phép nối, phép lặp

D. Phép liên tưởng, phép lặp

Câu 3. Em có tán thành ý kiến: “Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa” trong đoạn trích trên có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho thái độ, cách sống của con người” không?

A. Tán thành

B.  Không tán thành

Câu 4. Theo đoạn trích (ở đoạn 1, 2), nếu sống buông trôi thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. cuộc đời sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc

B. cuộc đời sẽ gặp nhiều thất bại thảm hại; rơi vào trạng thái sống hoài, sống phí; bị xã hội xá lánh

C. cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào trạng thái bế tắc; bị mọi người xa lánh, sống mòn mỏi trong sự cô đơn

D. cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài “như tâm hồn tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn”

Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn văn (2)?

A. Mọi thứ thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không ai có thể giúp ta cả thế nên đừng trông chờ bất kì ai

B. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng

C. Chính chúng ta cũng là người quyết định bản thân tốt hay xấu, có tâm hồn tốt đẹp hay tối tăm

D. A và C là phương án đúng

Câu 6. Theo đoạn trích (ở đoạn 3), một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì?

A. bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người

B. bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều

C. bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghãi và đáng sống

D. bạn sẽ có được nhiều năng lượng tích cực để sống có ích

Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác…” không?

A. Không đồng tình

B.  Đồng tình      

Câu 8. Theo em, từ “hạnh phúc” trong câu văn: “Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều” là một tính từ hay là một danh từ?

A. Tính từ

B. Danh từ

Câu 9. Em hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích trên và lí giải cách lựa chọn nhan đề của mình?

Câu 10. Từ nội dung văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

b. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

c. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

d. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

A. Phép thế, phép nối

B. Phép lặp, phép thế

C. Phép nối, phép lặp

D. Phép liên tưởng, phép lặp

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong câu

Lời giải chi tiết:

Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết: nối, lặp

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Em có tán thành ý kiến: “Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa” trong đoạn trích trên có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho thái độ, cách sống của con người” không?

A. Tán thành

B.  Không tán thành

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến của em

Lời giải chi tiết:

Em tán thành

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Theo đoạn trích (ở đoạn 1, 2), nếu sống buông trôi thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. cuộc đời sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc

B. cuộc đời sẽ gặp nhiều thất bại thảm hại; rơi vào trạng thái sống hoài, sống phí; bị xã hội xá lánh

C. cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào trạng thái bế tắc; bị mọi người xa lánh, sống mòn mỏi trong sự cô đơn

D. cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài “như tâm hồn tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nếu sống buông trôi thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả: cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài “như tâm hồn tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn”

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.25 điểm):

Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn văn (2)?

A. Mọi thứ thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không ai có thể giúp ta cả thế nên đừng trông chờ bất kì ai

B. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng

C. Chính chúng ta cũng là người quyết định bản thân tốt hay xấu, có tâm hồn tốt đẹp hay tối tăm

D. A và C là phương án đúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

A và C là phương án đúng

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Theo đoạn trích (ở đoạn 3), một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì?

A. bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người

B. bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều

C. bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghãi và đáng sống

D. bạn sẽ có được nhiều năng lượng tích cực để sống có ích

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác…” không?

A. Không đồng tình

B.  Đồng tình

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến của em

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Theo em, từ “hạnh phúc” trong câu văn: “Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều” là một tính từ hay là một danh từ?

A. Tính từ

B. Danh từ

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Là tính từ

=> Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm):

Em hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích trên và lí giải cách lựa chọn nhan đề của mình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, rút ra nội dung và đặt nhan đề phù hợp

Lời giải chi tiết:

Gợi ý một số nhan đề phù hợp:

- Cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp

- Hạt giống tâm hồn đẹp

Câu 10 (1.0 điểm):

Từ nội dung văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp?

Phương pháp giải:

Từ nội dung chính của đoạn trích, nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Có suy nghĩ, hành động đúng đắn từ những việc làm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày: biết sống gọn gàng, ngăn nắp; biết giúp đỡ bố mẹ những việc làm phù hợp với lứa tuổi trong gia đình; có thái độ học tập đúng đắn; chào hỏi lễ phép với những người trong gia đình và mọi người xung quanh mình; biết giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; sống hòa nhã, thân thiện với bạn bè…

- Tự giác, tích cực làm những việc tử tế phù hợp với lứa tuổi…

- Tích cực đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện thêm kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách, đạo đức,…

Phần II (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

b. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

c. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

d. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về số từ

Lời giải chi tiết:

a. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

b. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

c. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

d. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

Câu 2 (4 điểm):

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ và phân tích

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

    Đỗ Trung Lai là một trong những nhà thơ viết nhiều cho thiếu nhi. Bài thơ Mẹ của ông sử dụng thể thơ 4 chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả. Hình ảnh người mẹ đã được tác giả đối chiếu với hình ảnh cây cau. Cây cau là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam. Nó còn gắn liền với làng quê, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, các bà các mẹ thường nhai trầu cau. Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.

Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhau cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ – đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

Khi con còn bé, mẹ bổ cau làm tư còn hiện tại: cau bổ tám mẹ còn ngại to. Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ:

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close