Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 6

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Đề bài

Câu 1 :

Chlorinde vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A
  • B
    Cl2 + NaOH \( \to \) NaCl + NaClO + H2O
  • C
    2KMnO4 + 16 HCl \( \to \) MnCl2 + 2KCl + 5 Cl2 + 8 H2O
  • D
    HCl + NaOH \( \to \) NaCl + H2O
Câu 2 :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

  • A
    electron
  • B
    neutron
  • C
    proton
  • D
    cation
Câu 3 :

Trong quá trình: Br2 \( \to \) Br- thì một phân tử Br2 đã:

  • A
    nhận thêm 1 electron
  • B
    nhận thêm 2 electron
  • C
    nhường đi 2 electron
  • D
    nhường đi 1 electron
Câu 4 :

Số oxi hóa là một đại lượng đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

  • A
    hóa trị
  • B
    điện tích
  • C
    khối lượng
  • D
    số hiệu
Câu 5 :

Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

  • A
    +2
  • B
    +3
  • C
    +5
  • D
    +6
Câu 6 :

Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2 + O2 \( \to \) 2NO \(\Delta rH_{298}^o = 180kJ\)

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường
  • B
    Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
  • C
    Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thu nhiệt từ môi trường
  • D
    Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấpPhương pháp gigảiDựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học
Câu 7 :

Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(a) CO(g) + O2(g) \( \to \) CO2(g)   \(\Delta rH_{298}^o =  - 283,00kJ\)

(b) C2H5OH(l) + O2(g) \( \to \) 2CO2(g) + 3 H2O(l)        \(\Delta rH_{298}^o =  - 1366,89kJ\)

(c) ZnSO4(s) \( \to \) ZnO(s) + SO3(g)  \(\Delta rH_{298}^o = 235,21kJ\)

Số phản ứng tỏa nhiệt là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    0
  • D
    3
Câu 8 :

Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO(g), biết \({\Delta _f}H_{298}^o\)(CO,g) = -110,5 kJ/mol?

  • A
    C (graphite) + ½ O2(g) \( \to \) CO(g)   \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • B
    C (graphite) + CO2(g) \( \to \) 2CO(g)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • C
    CO(g) + O2(g) \( \to \) CO2(g)    \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • D
    2C(graphite) + O2(g) \( \to \) 2CO(g)   \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
Câu 9 :

Cho phản ứng có dạng: \(aA(g) + bB(g) \to mM(g) + nN(g)\)

Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb là:

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {E_b}(A) + {E_b}(B) - {E_b}(M) - {E_b}(N)\)
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^o = a.{E_b}(A) + b.{E_b}(B) - m.{E_b}(M) - n.{E_b}(N)\)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {E_b}(M) + {E_b}(N) - {E_b}(A) - {E_b}(B)\)
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^o = m.{E_b}(M) + n.{E_b}(N) - a.{E_b}(A) - b.{E_b}(B)\)
Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở điều kiện xác định.
  • B
    Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
  • C
    Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một.
  • D
    Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
Câu 11 :

Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của \(\Delta H\)dương vì

  • A
    năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
  • B
    năng lượng của hệ chất pahrn ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm
  • C
    hệ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
  • D
    enthalpy của chất phản ứng lớn hơn enthalpy của chất sản phẩm
Câu 12 :

Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH \( \to \) KClO3 + 5KCl + 3H2O. Thì Cl2 đóng vai trò

  • A
    chất khử
  • B
    chất oxi hóa
  • C
    vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
  • D
    môi trường
Câu 13 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
  • B
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố
  • C
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố
  • D
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.
Câu 14 :

Hỗn hợp potassium chlorate (KClO3) và phosphorus đỏ là thành phần chính của "thuốc súng" sử dụng báo hiệu cuộc đua bắt đầu. Phản ứng giữa hai chất sinh ra lượng lớn khói màu trắng theo phản ứng sau: KClO3 + P \( \to \) KCl + P2O5

Hệ số cân bằng nguyên tối giản của chất oxi hóa là

  • A
    6
  • B
    5
  • C
    4
  • D
    3
Câu 15 :

Cho phản ứng oxi hóa – khử: Cu + HNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + NO + H2O

Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng phương trình trên (với các hệ số có tỉ lệ tối giản) là:

  • A
    4
  • B
    8
  • C
    12
  • D
    14
Câu 16 :

Cho phản ứng: 4HNO3 đặc + Cu \( \to \) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là

  • A
    chất oxi hóa
  • B
    acid
  • C
    môi trường
  • D
    chất oxi hóa và môi trường
Câu 17 :

Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng oxi hóa – khử trong đó nguyên tố thể hiện tính khử và nguyên tố thể hiện tính oxi hóa khác nhau nhưng thuộc cùng một phân tử. Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử?

  • A
    2KClO3 \( \to \) 2KClO + 3O2
  • B
    Cl2 + 2NaOH \( \to \) NaCl + NaClO + H2O
  • C
    2Al + 6HCl \( \to \) 2AlCl3 + 3H2
  • D
    H2 + Cl2 \( \to \) 2HCl
Câu 18 :

Cho phản ứng sau: CaCO3(s) \( \to \) CaO(s) + CO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính theo công thức là

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) + {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
Câu 19 :

Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?

  • A
    263K
  • B
    298K
  • C
    289K
  • D
    278K
Câu 20 :

Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

Cho nhiệt tạo thành của các chất trong bảng sau:

 

  • A
    -890,2 (kJ/mol).
  • B
    -882,4 (kJ/mol).
  • C
    -790,8 (kJ/mol).
  • D
    -875,6 (kJ/mol)
Câu 21 :

Cho phản ứng sau: \({\Delta _f}H_{298}^o(S{O_2},g) =  - 296,8kJ/mol\)

Cho khẳng định sau:

a) \({\Delta _f}H_{298}^o(S{O_2},g) =  - 296,8kJ/mol\)là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2(g) từ đơn chất S (s) và O2(g), đây là đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

b) Ở điều kiện chuẩn \({\Delta _f}H_{298}^o({O_2},g) \ne 0\)

c) Ở điều kiện chuẩn \({\Delta _f}H_{298}^o(S,g) = 0\)

d) Hợp chất SO2(g) kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S (s) với O2(g)

Số khẳng định đúng là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1
Câu 22 :

Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện,…) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình: S(s) + O2(g) ⟶ SO2(g) và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,8 kJ Cho các phát biểu sau:

(a) 28,8 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 267 120 J.

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -296,8 kJ.

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,8 kJ/mol

(d) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia.

Biết trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa thường gặp là -2, +4, +6.

(e) 0,6 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 178,08 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu đúng là

  • A
    3.
  • B
    4.
  • C
    5.
  • D
    2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chlorinde vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A
  • B
    Cl2 + NaOH \( \to \) NaCl + NaClO + H2O
  • C
    2KMnO4 + 16 HCl \( \to \) MnCl2 + 2KCl + 5 Cl2 + 8 H2O
  • D
    HCl + NaOH \( \to \) NaCl + H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – kkhử

Lời giải chi tiết :

\(\mathop C\limits^o {l_2} + 2NaOH \to Na\mathop C\limits^{ - 1} l + Na\mathop C\limits^{ + 1} lO + {H_2}{\rm{O}}\)

Đáp án B

Câu 2 :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

  • A
    electron
  • B
    neutron
  • C
    proton
  • D
    cation

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron

Đáp án A

Câu 3 :

Trong quá trình: Br2 \( \to \) Br- thì một phân tử Br2 đã:

  • A
    nhận thêm 1 electron
  • B
    nhận thêm 2 electron
  • C
    nhường đi 2 electron
  • D
    nhường đi 1 electron

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Br2 +2e \( \to \) Br-

Đáp án B

Câu 4 :

Số oxi hóa là một đại lượng đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

  • A
    hóa trị
  • B
    điện tích
  • C
    khối lượng
  • D
    số hiệu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về khái niệm số oxi hóa.

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa là một đại lượng đặc trưng cho đại lượng điện tích của nguyên tử trong phân tử

Đáp án B

Câu 5 :

Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

  • A
    +2
  • B
    +3
  • C
    +5
  • D
    +6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách xác định số oix hóa

Lời giải chi tiết :

Gọi số oxi hóa của S trong SO3 là x

1.x + 3.(-2) = 0 => x = +6

Đáp án D

Câu 6 :

Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2 + O2 \( \to \) 2NO \(\Delta rH_{298}^o = 180kJ\)

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường
  • B
    Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
  • C
    Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thu nhiệt từ môi trường
  • D
    Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấpPhương pháp gigảiDựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng có \({\Delta _r}H_{298}^o\)> 0 nên là phản ứng thu nhiệt, hấp thu nhiệt từ môi trường

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao

Đáp án C

Câu 7 :

Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(a) CO(g) + O2(g) \( \to \) CO2(g)   \(\Delta rH_{298}^o =  - 283,00kJ\)

(b) C2H5OH(l) + O2(g) \( \to \) 2CO2(g) + 3 H2O(l)        \(\Delta rH_{298}^o =  - 1366,89kJ\)

(c) ZnSO4(s) \( \to \) ZnO(s) + SO3(g)  \(\Delta rH_{298}^o = 235,21kJ\)

Số phản ứng tỏa nhiệt là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    0
  • D
    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

(a), (b) có \({\Delta _r}H_{298}^o\)< 0, nên là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án A

Câu 8 :

Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO(g), biết \({\Delta _f}H_{298}^o\)(CO,g) = -110,5 kJ/mol?

  • A
    C (graphite) + ½ O2(g) \( \to \) CO(g)   \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • B
    C (graphite) + CO2(g) \( \to \) 2CO(g)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • C
    CO(g) + O2(g) \( \to \) CO2(g)    \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)
  • D
    2C(graphite) + O2(g) \( \to \) 2CO(g)   \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về biến thiên enthalpy

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Co(g) là:

C (graphite) + ½ O2(g) \( \to \) CO(g)  \({\Delta _r}H_{298}^o =  - 110,5kJ\)

Đáp án A

Câu 9 :

Cho phản ứng có dạng: \(aA(g) + bB(g) \to mM(g) + nN(g)\)

Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb là:

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {E_b}(A) + {E_b}(B) - {E_b}(M) - {E_b}(N)\)
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^o = a.{E_b}(A) + b.{E_b}(B) - m.{E_b}(M) - n.{E_b}(N)\)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {E_b}(M) + {E_b}(N) - {E_b}(A) - {E_b}(B)\)
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^o = m.{E_b}(M) + n.{E_b}(N) - a.{E_b}(A) - b.{E_b}(B)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o = a.{E_b}(A) + b.{E_b}(B) - m.{E_b}(M) - n.{E_b}(N)\)

Đáp án B

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở điều kiện xác định.
  • B
    Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
  • C
    Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một.
  • D
    Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

C sai, vì nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng  bền nhất bằng 0

Đáp án C

Câu 11 :

Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của \(\Delta H\)dương vì

  • A
    năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm.
  • B
    năng lượng của hệ chất pahrn ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm
  • C
    hệ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
  • D
    enthalpy của chất phản ứng lớn hơn enthalpy của chất sản phẩm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về enthalpy

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của \(\Delta H\)dương vì năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm

Đáp án B

Câu 12 :

Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH \( \to \) KClO3 + 5KCl + 3H2O. Thì Cl2 đóng vai trò

  • A
    chất khử
  • B
    chất oxi hóa
  • C
    vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
  • D
    môi trường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng

Lời giải chi tiết :

Cl2o + 2e \( \to \) 2Cl-

=> Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa

Đáp án B

Câu 13 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
  • B
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố
  • C
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố
  • D
    phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

C sai, vì phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của 1 vài nguyên tố

Đáp án C

Câu 14 :

Hỗn hợp potassium chlorate (KClO3) và phosphorus đỏ là thành phần chính của "thuốc súng" sử dụng báo hiệu cuộc đua bắt đầu. Phản ứng giữa hai chất sinh ra lượng lớn khói màu trắng theo phản ứng sau: KClO3 + P \( \to \) KCl + P2O5

Hệ số cân bằng nguyên tối giản của chất oxi hóa là

  • A
    6
  • B
    5
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

KClO3 + P \( \to \) KCl + P2O5

Cl+5 + 6e \( \to \)Cl-1

Po \( \to \) P+5 + 5e

Chất oxi hóa là KClO3

Đáp án B

Câu 15 :

Cho phản ứng oxi hóa – khử: Cu + HNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + NO + H2O

Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng phương trình trên (với các hệ số có tỉ lệ tối giản) là:

  • A
    4
  • B
    8
  • C
    12
  • D
    14

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết :

\(\mathop C\limits^o u + H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + \mathop N\limits^{ + 2} O + {H_2}{\rm{O}}\)

\(\begin{array}{l}C{u^o} \to C{u^{ + 2}} + 2{\rm{e|x3}}\\{N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}|x2\end{array}\)

=> 3Cu + 8 HNO3 \( \to \) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

=> Hệ số của HNO3 là 8

Đáp án B

Câu 16 :

Cho phản ứng: 4HNO3 đặc + Cu \( \to \) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là

  • A
    chất oxi hóa
  • B
    acid
  • C
    môi trường
  • D
    chất oxi hóa và môi trường

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường

Đáp án D

Câu 17 :

Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng oxi hóa – khử trong đó nguyên tố thể hiện tính khử và nguyên tố thể hiện tính oxi hóa khác nhau nhưng thuộc cùng một phân tử. Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử?

  • A
    2KClO3 \( \to \) 2KClO + 3O2
  • B
    Cl2 + 2NaOH \( \to \) NaCl + NaClO + H2O
  • C
    2Al + 6HCl \( \to \) 2AlCl3 + 3H2
  • D
    H2 + Cl2 \( \to \) 2HCl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về phản ứng oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

2KClO3 \( \to \) 2KClO + 3O2 là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử

Đáp án A

Câu 18 :

Cho phản ứng sau: CaCO3(s) \( \to \) CaO(s) + CO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính theo công thức là

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) + {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(sp) - {\Delta _f}H_{298}^o(c{\rm{d}})\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO,s) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3},s)\)

Đáp án A

Câu 19 :

Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?

  • A
    263K
  • B
    298K
  • C
    289K
  • D
    278K

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điều kiện chuẩn

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ điều kiện chuẩn: 298K

Đáp án B

Câu 20 :

Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

Cho nhiệt tạo thành của các chất trong bảng sau:

 

  • A
    -890,2 (kJ/mol).
  • B
    -882,4 (kJ/mol).
  • C
    -790,8 (kJ/mol).
  • D
    -875,6 (kJ/mol)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2},g) + 2.{\Delta _f}H_{298}^o({H_2}{\rm{O}},g) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4},g) - 0\\ \to {\Delta _r}H_{298}^o =  - 393,5 + 2.( - 285,8) - ( - 74,9) =  - 890,2kJ/mol\end{array}\)

Đáp án A

Câu 21 :

Cho phản ứng sau: \({\Delta _f}H_{298}^o(S{O_2},g) =  - 296,8kJ/mol\)

Cho khẳng định sau:

a) \({\Delta _f}H_{298}^o(S{O_2},g) =  - 296,8kJ/mol\)là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2(g) từ đơn chất S (s) và O2(g), đây là đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

b) Ở điều kiện chuẩn \({\Delta _f}H_{298}^o({O_2},g) \ne 0\)

c) Ở điều kiện chuẩn \({\Delta _f}H_{298}^o(S,g) = 0\)

d) Hợp chất SO2(g) kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S (s) với O2(g)

Số khẳng định đúng là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

a), c) đúng

b) sai, vì ở điều kiện chuẩn \({\Delta _f}H_{298}^o({O_2},g) = 0\)

d) sai, vì hợp chất SO2(g) bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất S (s) và O2 (g)

Đáp án C

Câu 22 :

Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện,…) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình: S(s) + O2(g) ⟶ SO2(g) và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,8 kJ Cho các phát biểu sau:

(a) 28,8 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 267 120 J.

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -296,8 kJ.

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,8 kJ/mol

(d) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia.

Biết trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa thường gặp là -2, +4, +6.

(e) 0,6 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 178,08 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu đúng là

  • A
    3.
  • B
    4.
  • C
    5.
  • D
    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biến thiên enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

n S = 28,8 : 32 = 0,9 mol \( \to \)Nhiệt lượng tỏa ra = 0,9 . 296,9 = 267,12 J = 167 120 J \( \to \)(a) đúng

Tỏa ra một lượng nhiệt là 296,8 kJ \( \to \)\({\Delta _r}H_{298}^o\)= -296,8 kJ \( \to \) (b) đúng

\({\Delta _r}H_{298}^o\)=\({\Delta _f}H_{298}^o\)(SO2,g) = 296,8 kJ \( \to \)(c) đúng.

(d) đúng

0,6 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng: 0,6.296,8 = 178,08 kJ \( \to \)(e) sai

\( \to \) Có 4 phát biểu đúng

Đáp án B

close