Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 9 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Tải về

Bài tập cuối tuần 9 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần.

Đề bài

Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

A. 2 đường chéo của hình vuông không bằng nhau.

B. 2 đường chéo của hình vuông không bằng nhau và vuông góc với nhau.

C. 2 đường chéo của hình vuông bằng nhau và không vuông góc với nhau.

D. 2 đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau.

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Hình vẽ bên có:

a. 3 góc vuông, 3 góc tù

b. 2 góc nhọn, 2 góc tù

c. 2 cặp cạnh song song với nhau

d. 3 cặp cạnh song song với nhau

Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Tổng của hai số bằng hiệu của hai số đó khi:

A. Hai số đều là số chẵn

B. Hai số đều là số 0

C. Hai số đều là số lẻ

D. Một trong hai số bằng 0

Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S: 

Trong hình vẽ bên:

a. AM là chiều cao của tam giác AMC.

b. AH là chiều cao của tam giác ABC.

c. AM là chiều cao của tam giác ABC.

d. AH là chiều cao của tam giác AMC.

Bài 5. Cho 4 chữ số 0, 1, 2, 3. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau rồi tính tổng tất cả các số đó bằng cách nhanh nhất.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 6. Cho hình vuông ABCD, MN song song với hai cạnh AB và CD. Trên MN lấy điểm I, từ I vẽ đường thẳng song song với hai cạnh AD và BC, cắt AB tại E và CD tại F. Nối E với M và N, nối F với M và N. Ghi tên các hình chữ nhật và hình tam giác có trong hình vẽ.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp giải:

Vẽ hình vuông, đo độ dài hai đường chéo và xác định góc vuông.

Cách giải :

 

Dùng thước để đo ta thấy 2 đường chéo của hình vuông bằng nhau.

Dùng ê ke để kiểm tra ta thấy 2 đường chéo vuông góc với nhau.

Chọn đáp án D.

Bài 2.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ hoặc dùng ê ke để kiểm tra góc vuông có trong hình.

Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.

Cách giải :

Quan sát hình vẽ, ta thấy có:

+) 4 góc vuông:

• Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD;

• Góc vuông đỉnh M; cạnh MA, MN;

• Góc vuông đỉnh M; cạnh MN, MD;

•  Góc vuông đỉnh D; cạnh DC, DA.

+) 2 góc tù:

•  Góc tù đỉnh B; cạnh BA, BC;

•  Góc tù đỉnh N; cạnh NM, NC.

+) 2 góc nhọn:

•  Góc nhọn đỉnh N; cạnh NM, NC;

•  Góc nhọn đỉnh C; cạnh CD, CB.

+) 3 cặp cạnh song song với nhau:

•  Cạnh AB song song với cạnh MN;

•  Cạnh AB song song với cạnh DC;

• Cạnh MN song song với cạnh DC.

Do đó:

a – S;                                    b – Đ;

c – S;                                    d – Đ.

Bài 3.

Phương pháp giải:

Sử dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm hai số đó.

Cách giải :

Ta có: Tổng = hiệu

Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 = (tổng + tổng) : 2 = tổng.

Số bé = tổng – số lớn = tổng – tổng = 0.

Từ đó, ta xác định được trong hai số đã cho luôn có 1 số bằng 0.

Nếu số lớn bằng 0 thì tổng cũng bằng 0 (0 + 0 = 0) => thỏa mãn.

Vậy đáp án B và D đều đúng.

Bài 4.

Phương pháp giải:

Một cạnh được gọi là chiều cao của tam giác nếu như cạnh đó vuông góc với 1 cạnh tương ứng trong tam giác đó.

Cách giải :

Từ hình vẽ, ta xác định được AH vuông góc với MC, AH cũng vuông góc với BC.

Mà MC nằm trong tam giác AMC, BC nằm trong tam giác ABC.

Do đó, AH là chiều cao của cả hai tam giác AMC và ABC.

Khi đó ta có đáp án:

a – S;                                    b – Đ;

c – S;                                    d – Đ.

Bài 5.

Phương pháp giải:

- Viết các chữ số có 3 chữ số khác nhau lập được từ 4 chữ số đã cho.

- Xác định số lần xuất hiện của các chữ số đó trong các hàng.

- Tổng của các số đó là tổng giá trị của từng chữ số nhân với số lần xuất hiện.

Cách giải:

Các số có 3 chữ số khác nhau lập được là: 102, 103, 120, 130, 123, 132, 201, 203, 210, 213, 230, 231, 301, 302, 310, 312, 320, 321.

Nhận xét: Trừ chữ số 0 các chữ số còn lại đều đứng ở hàng trăm 6 lần, hàng chục 4 lần và hàng đơn vị 4 lần.

Tổng của 18 số đó là:

\(100 \times 6 \times \left( {1 + 2 + 3} \right) \)\(+ 10 \times 4 \times \left( {1 + 2 + 3} \right) \)\(+ 1 \times 4 \times \left( {1 + 2 + 3} \right)\)

\( = 600 \times 6 + 40 \times 6 + 4 \times 6\)

\( = 644 \times 6\)

\( = 3864\)

Bài 6.

Phương pháp giải:

Dựa vào đề bài vẽ hình.

Từ hình vẽ, xác định các hình chữ nhật và hình tam giác.

Hình chữ nhật là hình có 4 cạnh, cứ 1 cặp cạnh kề nhau sẽ vuông góc với nhau.

Hình tam giác là hình có 3 cạnh.

Cách giải:

 

Có 8 hình chữ nhật: AEIM, EBNI, MIFD, INCF, ABNM, MNCD, AEFD, EBCF.

Có 12 hình tam giác: AEM, EBN, NCF, MDF, EIM, ENI, IFN, MIF, MEF, EFN, MEN, MNF.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close