Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 6 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 6 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần.

Đề bài

Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

a) Trong các số dưới đây, số chứa chữ số 3 mà giá trị của số 3 là 3000 là:

A. 36 512                                B. 65 312

C. 53 724                                D. 54 832

b) Giá trị của chữ số 3 trong số nhỏ nhất có 6 chữ số khác nhau là:

A. 30                                        B. 300

C. 3000                                    D. 30000

c) Tháng hai của năm nhuận có số ngày là:

A. 28 ngày                               B. 29 ngày

C. 30 ngày                               D. 31 ngày

d) Bắt đầu từ năm 1980 đến hết năm 2020 có số năm nhuận là:

A. 8 năm                                 B. 9 năm

C. 10 năm                               D. 11 năm

e) Trung bình cộng của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau với số nhỏ nhất có 3 chữ số là:

A. 4986                                    B. 4988

C. 4989                                    D. 5000

f) Trung bình cộng của 4 số là số lớn nhất có ba chữ số khác nhau. Tổng của 4 số đó là

A. 3948                                     B. 3956

C. 3996                                     D. 3552

Bài 2.  Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a) Tổng của số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số với số lớn nhất có 4 chữ số là: 20000.

b) Tổng của số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau với số bé nhất có 5 chữ số khác nhau là: 108 900.

c) Hiệu của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau đều lẻ với số bé nhất có 4 chữ số khác nhau đều chẵn là: 7707.

d) Hiệu của số chẵn lớn nhất có 5 chữ số với số lớn nhất có 4 chữ số là: 89 898

Bài 3.  Không thực hiện phép tính, hãy so sánh giá trị của M và N:

\(M \times 88 = 88 \times 1090\) 

\(\left( {N + 1090} \right) \times 256 \)\(= \left( {984 + 1090} \right) \times 256\)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 4. Hãy viết thêm bốn số thích hợp vào chỗ chấm trong dãy số sau và giải thích cách tìm các số đó: 

1; 2; 3; 5; 8; …; ….; ….; ….

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

Bài 5. Hà làm được 16 bông hoa, Hằng làm được 19 bông hoa, Lan làm được số bông hoa nhiều hơn mức trung bình của cả ba bạn là 5 bông. Hỏi cả 3 bạn làm được bao nhiêu bông hoa? 

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp giải:

a) Từ giá trị của chữ số đã cho, xác định được chữ số đó nằm ở hàng nghìn, từ đó chọn được đáp án đúng.

b) Tìm số nhỏ nhất có 6 chữ số khác nhau rồi xác định chữ số 3 nằm ở hàng nào, từ đó có được giá trị của chữ số đó.

c) Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày, năm thường có 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch (năm tính theo dương lịch) dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.

d) Cách tính năm nhuận:  Để xem một năm có nhuận hay không ta xét 2 trường hợp:

- Năm đó có hai chữ số cuối khác 00: sẽ là năm nhuận nếu số tạo thành từ 2 chữ số cuối chia hết cho 4.

- Năm đó có hai chữ số cuối là 00: sẽ là năm nhuận nếu năm đó chia hết cho 400.

e) Viết số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có 3 chữ số rồi tìm trung bình cộng.

f) Tìm số lớn nhất có ba chữ số khác nhau, từ đó có số trung bình cộng của 4 số.

Để tìm tổng của 4 số ta lấy số trung bình cộng nhân với 4.

Cách giải :

a) Giá trị của chữ số 3 là 3000, tức là số 3 nằm ở hàng nghìn.

Vậy trong các số đã cho, số chứa chữ số 3 mà giá trị của số 3 là 3000 là 53 724.

Chọn đáp án C.

b) Số nhỏ nhất có 6 chữ số khác nhau là: 102345.

Chữ số 3 trong số này nằm ở hàng trăm nên có giá trị là 300.

Chọn đáp án B.

c) Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày.

Chọn đáp án B.

d) Ta có số 1980 chia hết cho 4 nên năm 1980 là năm nhuận, năm kết thúc là 2020 cũng chia hết cho 4 nên năm 2020 cũng là năm nhuận.

Cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận nên từ năm 1980 đến hết năm 2020 có các năm nhuận là: 1980; 1984; 1988; ….; 2016; 2020.

Tổng số năm nhuận chính là số các số trong dãy số trên.

Vậy số năm nhuận là:

            (2020 – 1980) : 4 + 1 = 11 (năm).

Chọn đáp án D.

e) Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là: 9876.

Số nhỏ nhất có 3 chữ số là 100.

Trung bình cộng của hai số 9876 và 100 là:

               (9876 +  100) : 2 = 4988

Chọn đáp án B.

f) Số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là: 987.

Do đó, số trung bình cộng của 4 số đó là 987.

Tổng của 4 số đó là:

              987 × 4 = 3948

Chọn đáp án A.

Bài 2.

Phương pháp giải:

a) Viết số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số và số lớn nhất có 4 chữ số, rồi tính tổng.

b) Viết số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau và số bé nhất có 5 chữ số khác nhau rồi tính tổng.

c) Viết số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau đều lẻ và số bé nhất có 4 chữ số khác nhau đều chẵn, rồi tính hiệu của chúng.

d) Viết số lớn nhất có 5 chữ số và số lớn nhất có 4 chữ số rồi tính hiệu của chúng.

Cách giải :

a) Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là: 10001.

    Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999.

    Tổng của hai số là:

                10001 + 9999 = 20000.

=> Ghi Đ.

b) Số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau là: 98765.

    Số bé nhất có 5 chữ số khác nhau là: 10234.

    Tổng của hai số đó là:

               98765 + 10234 = 108999.

=> Ghi S 

c) Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau đều lẻ là: 9753.

    Số bé nhất có 4 chữ số khác nhau đều chẵn là: 2046.

    Hiệu của hai số này là:

               9753 – 2046 = 7707

=> Ghi Đ.

d) Số chẵn lớn nhất có 5 chữ số là: 99998.

    Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999.

     Hiệu của hai số này là:

               99998 – 9999 = 89999.

=> Ghi S.

Bài 3.

Phương pháp giải:

Dựa vào đề bài, áp dụng tính chât giao hoán của phép cộng và phép nhân để tìm M và N rồi so sánh kết quả với nhau.

Cách giải :

+) Theo đề bài: \(M \times 88 = 88 \times 1090\)

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân ta có: \(88 \times 1090 = 1090 \times 88\).

Do đó: \(M \times 88 = 1090 \times 88\).

Cả 2 vế đều nhân với 88, nên giảm tích đi 88 lần, ta được: \(M\)= 1090.

Suy ra ta có: M = 1090.

+) Theo đề bài \(\left( {N + 1090} \right) \times 256 \)\(= \left( {984 + 1090} \right) \times 256\).

Do đó ta có : \(N\) + 1090 = 984 + 1090.

Cả 2 vế đều cộng với 1090, nên ta bớt tổng ở hai vế đi 1090 đơn vị ta được: \(N\) = 984.

Vì 1090 > 984 nên \(M > N\).

Bài 4.

Phương pháp giải:

Ta quan sát dãy số và tìm ra quy luật từ số thứ 3 trở đi, để tính các số đứng sau, bằng cách cộng hai số liền kề trước nó.

Cách giải :

Ta có: 1 + 2 = 3; 2 + 3 = 5; 3 + 5 = 8.

Do đó, kể từ số thứ 3 trở đi, mỗi số đứng sau bằng tổng của hai số liền kề trước nó.

Bốn số tiếp theo là:

5 + 8 = 13;                     8 + 13 = 21

13 + 21 = 34 ;                21 + 34 = 55.

Vậy dãy số đó là: 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; 55.

Bài 5.

Phương pháp giải:

- Vẽ sơ đồ rồi lập luận tìm trung bình số bông hoa mỗi bạn làm được.

- Tính số bông hoa cả 3 bạn làm được ta lấy trung bình số bông hoa mỗi bạn làm được nhân với 3.

Cách giải:

Ta có sơ đồ:

 

Nhìn vào sơ đồ, ta thấy 2 lần trung bình cộng số hoa của 3 bạn bằng tổng số hoa của Hà và Hằng cộng thêm 5 bông.

Trung bình mỗi bạn làm được số bông hoa là:

              (16 + 19 + 5) : 2 = 20 bông.

Cả 3 bạn làm được số bông hoa là:

              20 × 3 = 60 (bông)

                                Đáp số: 60 bông.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close