Bài 4: Nghe - kể: Bồ nông có hiếu trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạoNghe kể chuyện. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Kể lại toàn bộ câu chuyện. Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời của chú bồ nông nhỏ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1
Lời giải chi tiết: Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Bồ nông có hiếu”. Bồ nông có hiếu 1. Trên đường về quê nhà, mẹ chú bồ nông nhỏ chẳng may bị nạn. Chú dìu mẹ vào một hốc cây, chờ vết thương của mẹ lành. Thấy vậy, một bác bồ nông dừng lại giúp đỡ hai mẹ con. 2. Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Trời ngày một nóng hầm hập. Bác bồ nông phải đuổi theo đàn con của bác. Bác gọi chú bồ nông nhỏ dặn dò mọi việc cần thiết khi chăm sóc mẹ. Chú bồ nông nhỏ vâng dạ ghi lòng. 3. Từ buổi ấy, bồ nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đến, gió gợi hiu hiu, chú bồ nông một thân một mình ra đồng xúc tép, xác cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ con xăm xắp nước. Bắt được con mồi nào, chú bồ nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Chú nhớ dạo trước mỗi lần về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn. Giờ đây, chú đã hiểu: mẹ nhịn để cho các con ăn. 4. Ngày qua ngày, chú bồ nông cứ dùng miệng làm túi đựng thực ăn nuôi mẹ. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống giống hệt cái túi. Ngày nay, nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan. Theo Phong Thu Câu 2
Phương pháp giải: Em hãy nhớ lại câu chuyện “Bồ nông có hiếu” đã nghe cô đọc cùng với các bức tranh và từ ngữ gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện. Lời giải chi tiết: Bồ nông có hiếu Theo Phong Thu
Câu 3
Lời giải chi tiết: Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 2 để kể lại câu chuyện. Bồ nông có hiếu 1. Trên đường về quê nhà, mẹ chú bồ nông nhỏ chẳng may bị nạn. Chú dìu mẹ vào một hốc cây, chờ vết thương của mẹ lành. Thấy vậy, một bác bồ nông dừng lại giúp đỡ hai mẹ con. 2. Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Trời ngày một nóng hầm hập. Bác bồ nông phải đuổi theo đàn con của bác. Bác gọi chú bồ nông nhỏ dặn dò mọi việc cần thiết khi chăm sóc mẹ. Chú bồ nông nhỏ vâng dạ ghi lòng. 3. Từ buổi ấy, bồ nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đến, gió gợi hiu hiu, chú bồ nông một thân một mình ra đồng xúc tép, xác cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ con xăm xắp nước. Bắt được con mồi nào, chú bồ nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Chú nhớ dạo trước mỗi lần về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn. Giờ đây, chú đã hiểu: mẹ nhịn để cho các con ăn. 4. Ngày qua ngày, chú bồ nông cứ dùng miệng làm túi đựng thực ăn nuôi mẹ. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống giống hệt cái túi. Ngày nay, nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan. Theo Phong Thu Câu 4
Phương pháp giải: Em hãy tưởng tượng mình là chú bồ nông nhỏ, em kể lại đoạn truyện em thích bằng lời của nhân vật. G: Sử dụng ngôi thứ nhất số ít “tôi”. Lời giải chi tiết: Từ buổi ấy, tôi hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú tôi một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá... Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú tôi cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Trong đêm vắng, chú tôi lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, tôi đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
|