Bài 1: Cuộc chạy đua trong rừng trang 40, 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Thi kể tên và nói về một môn thể thao em biết. Đọc và trả lời câu hỏi. Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy. Ngựa cha nói gì với con. Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con. Vì sao ngựa con thua cuộc. Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói gì với cha. Vì sao. Đọc một truyện về thể thao.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Trong rừng tổ chức cuộc thi chạy. Ngựa con chủ quan, không chuẩn bị tốt nên đã thua cuộc. Ngựa con rút ra được bài học quý báu: Đừng bao giờ chủ quan, cho dù là việc nhỏ nhất.  

 

Phần I

Thi kể tên và nói về một môn thể thao em biết.

Phương pháp giải:

Em thi kể tên các môn thể thao với bạn.

Em nói về một môn thể thao mình biết theo gợi ý sau:

- Môn thể thao đó là gì?

- Vì sao em biết môn thể thao đó?

- Đặc điểm nổi bật của môn thể thao đó?

- Em đã từng chơi môn thể thao đó chưa?

- Cảm xúc của em khi chơi môn thể theo đó.

Lời giải chi tiết:

*Thi kể tên: Bóng đá, cầu lông,bóng bàn, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh, bắn súng, chạy, trượt tuyết, bi-a, quần vợt, nhảy cầu, lướt ván,...

*Nói về môn thể thao:

Bài tham khảo 1:

Môn thể thao yêu thích của tớ là cầu lông. Đó là một môn thể thao cá nhân và đồng đội. Nó có thể kéo dài khoảng một tiếng rưỡi. Nó cần ít nhất hai người chơi, có thể nhiều hơn nữa. Không giống như bóng đá, cầu lông chỉ cần một khuôn viên nhỏ hơn để chơi, nó cần các công cụ như vợt, bóng, lưới. Hai người chơi phải thay phiên nhau gửi cây cầu qua mạng cho đến khi nó rơi xuống đất. Mặc dù khá dễ dàng, nó cũng cần rất nhiều kỹ năng thực tế và linh hoạt. Ngoài ra, cầu lông cũng giúp chúng ta khỏe mạnh và rèn luyện cơ bắp. Tớ rất thích nó, tớ thường chơi nó vào những ngày lễ vì nó khiến tớ cảm thấy thoải mái hơn sau những ngày học tập mệt mỏi.

Bài tham khảo 2:

Từ hồi nhỏ tớ đã yêu thích môn thể thao đá bóng. Khi xem trên vô tuyến, tớ thấy các chú cầu thủ đá thật hay. Các chú đã mang lại danh dự cho nước ta. Có vẻ đá bóng là một môn thể thao sức vất vả và mệt. Nhưng tớ cảm nhận được từ các chú ấy không phải là nỗi buồn mà trong đó là sự vui vẻ, hào ứng. Tớ đã từng mơ ước rằng mình sẽ được là một cầu thủ đá bóng. Nhưng thật buồn tớ không làm được. Nhưng tớ vẫn luôn tự nhủ rằng sẽ có ngày mình sẽ làm được một cầu thủ. Chỉ cần có ước mơ và hy vọng. Tớ rất yêu nó nó mang lại vinh quang cho đất nước và tớ rất tự hào về môn đá bóng.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Cuộc chạy đua trong rừng

1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa con thích lắm, Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế, Chủ sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch...

2. Ngựa cho thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cho yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!


3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm lả, Thỏ trắng, thỏ xóm thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô "Bắt đầu!" vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất. Vòng thứ hai... ngựa con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bông chủ có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái mông lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng. Chủ chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, ngựa con đỏ hoe mát, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. 

Theo Xuân Hoàng

(:)

• Vòng nguyệt quế: vòng thường được kết bằng cành cây nguyệt quế, dùng để tặng người chiến thắng trong các cuộc thi. 

• Móng: miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới để bảo vệ móng chân lừa, ngựa,.. 

• Đối thủ: người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác. 

• Vận động viên: người thi đấu thể thao

Câu 1

Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để biết ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy. 

Lời giải chi tiết:

Trước khi tham gia cuộc thi chạy: Chú sửa soạn không biết chán và mỏi mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đổ nêu tuyệt đẹp, với cái bờm dời được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch... 

Câu 2

Ngựa cha nói gì với con?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết ngựa cha nói gì với con. 

Lời giải chi tiết:

Ngựa cha nói với con:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cền thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Câu 3

Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con. 

Lời giải chi tiết:

Những vận động viên tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con:

Chị em nhà Hươu, Thỏ trắng, Thỏ xám

Câu 4

Vì sao ngựa con thua cuộc?

Phương pháp giải:

Em xem lại đoạn cuối cùng của bài văn để biết lí do ngựa con thua cuộc. 

Lời giải chi tiết:

Ngựa con thua cuộc vì: 

Ngựa con đã chủ quan, không nghe lời bố đến bác thợ rèn để xem lại móng mà chỉ chải lo chải chuốt vẻ bề ngoài, làm lúc thi  móng lung lay, gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng và dừng lại trên đường đua.

Câu 5

Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói gì với cha? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình. 

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói với cha:

Con xin lỗi cha vì đã chủ quan, không nghe lời cha dạy. Từ nay con sẽ không bao giờ chủ quan nữa dù là chuyện nhỏ nhặt nhất.

Câu 6

Đọc một truyện về thể thao:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị. 

b. Chia sẻ với bạn điều em học được sau khi đọc truyện.

Phương pháp giải:

a. Em hãy tìm và đọc một truyện về thể thao, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên môn thể thao, tác giả, lợi ích của môn thể thao,…

b. Em hãy chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em hoặc bài học em rút ra được sau khi đọc truyện. 

Lời giải chi tiết:

a. Em có thể tham khảo truyện sau:

Câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.


Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo. 

Đỗ Duyên

Tên truyện: Câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể

Tên tác giả: Đỗ Duyên

Tên môn thể thao: tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... 

Lợi ích: nâng cao sức khỏe.

b. Tớ đã từng đọc truyện “Câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể” của tác giả Đỗ Duyên. Truyện kể về tinh thần tập thể dục của Bác Hồ. Dù trong hoàn cảnh nào bác cũng tập, bác tập mọi môn thể thao và tập mỗi ngày. Qua câu chuyện tớ cảm thấy có thêm động lực để tập thể dụng và tớ sẽ cố gắng rèn luyện thân thể mỗi ngày.

close