Bài 3: Câu khiến trang 19 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2. Đặt 1-2 câu cầu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường. Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì? 

Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc: 

- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó! 

- Dạ, con nhớ rồi.

Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò.

Trần Quốc Toàn

Phương pháp giải:

Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu nêu yêu cầu, đề nghị gồm:

Nếu trong câu tồn tại các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.

Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị.

Lời giải chi tiết:

Các câu nêu yêu cầu, đề nghị:

- Con hãy nắm chặt tay em!

- Đừng để em lạc đó!

Cuối mỗi câu có dấu chấm than.

Câu 2

Chọn dấu câu phù hợp với mỗi

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài Cô thì thầm:

- Hót đi Hót nữa đi, hoạ mi nhé Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân Tiếng em là tiếng của mùa xuân.

Theo Trần Hoài Dương

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn văn và điền dấu câu phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:

- Hót đi! Hót nữa đi, hoa mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 3

Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.

Phương pháp giải:

Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến gồm:

- Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.

- Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.

- Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cầu khiến. 

Lời giải chi tiết:

Các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2 là:

Hót đi!

Hót nữa đi, hoa mi nhé!

Câu 4

Đặt 1-2 câu cầu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.  

Phương pháp giải:

Em đặt câu dựa vào gợi ý:

- Em hãy kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân.

- Em có thể sử dụng trong câu các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… 

Lời giải chi tiết:

Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!

Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!

Vận dụng

Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường.

Phương pháp giải:

Em hãy chia sẻ cảm xúc và cá nhân của mình khi được tham gia một lễ hội ở trường.

Lời giải chi tiết:

Vào tháng tư hàng năm, khi trường tổ chức lễ hội đọc sách, lòng em lại nao nức, hồi hộp chỉ mong tới ngày hôm đó. Em cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được tham gia lễ hội đọc sách. Ở đó có biết bao nhiêu cuốn sách lí thú và hấp dẫn. Nhờ có ngày hội đọc sách mà em đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và có thêm được nhiều người bạn có cùng sở thích với mình. Em vui lắm! 

close