Bài 4: Luyện tập viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến trang 23 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến. Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

Phương pháp giải:

Em hãy nói về một ngày hội em đã được chứng kiến dựa vào gợi ý:

1. Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

2. Giới thiệu chi tiết lễ hội:

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

3. Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Lời giải chi tiết:

1. Em đã từng được xem một lễ hội vô cùng đặc sắc ở quê ngoại. 

2. 

- Tên lễ hội: Hội đua thuyền. 

- Thời gian: ngày 16 tháng Giêng 

- Địa điểm: bên sông 

- Các hoạt động:

+ Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. 

+ Tiếp theo là hội đua thuyền. 

3. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Câu 2

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến. 

Phương pháp giải:

Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý:

1. Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

2. Giới thiệu chi tiết lễ hội:

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

3. Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Lời giải chi tiết:

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nằm chờ ở điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Vận dụng

Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ

• Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.

Phương pháp giải:

Em chọn một yêu cầu trên chiếc đèn và thực hiện. 

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự chọn và thực hiện. 

close