Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó. Theo Thẩm Thệ Hà a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ thời điểm n

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

Theo Thẩm Thệ Hà

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau?

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ những buổi bình minh đến khi mặt trời lặn.

Những từ ngữ cho biết điều đó: Những buổi bình minh, Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây.

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau: màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt.

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

=> Cách nhân hoá đó giúp mặt trời trở nên sinh động hơn.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,..., trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết đoạn văn theo yêu cầu đề.

Lời giải chi tiết:

     Con sông của quê hương tôi thật êm đềm và đẹp đẽ. Sông thuộc một nhánh của sông Hồng. Quanh năm, nước sông vẫn đỏ nặng phù sa đã cung cấp dinh dưỡng cho cánh đồng quê tôi. Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Hoàng hôn buông xuống, mặt sông lại nhuộm màu hồng rực. Đến tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông lung linh. Con sông đã gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Nó đã trở thành người bạn tri kỉ của quê hương, xóm làng. Tôi yêu biết bao con sông của quê hương. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng giữ gìn và bảo vệ dòng sông quê hương mãi trong lành, mát mẻ.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.

Phương pháp giải:

Em tiến hành đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ đoạn văn trong nhóm và bình chọn:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh đẹp

- Câu văn hay

- ?

Phương pháp giải:

Em tiến hành chia sẻ đoạn văn trong nhóm và bình chọn theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Em chia sẻ đoạn văn và bình chọn.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi.

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi.

Lời giải chi tiết:

Em tự viết và trang trí tấm thiệp chúc mừng sinh nhật bạn.

Ví dụ:

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close