Bài 1: Bài văn tả người trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoĐọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Bà nội Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả. Với chị em tôi, bà đẹp đúng như cái tên cụ nội đặt cho: Tuyết Mai. Dáng người dong dỏng, làn da trắng nên nhìn bà trẻ hơn so với tuổi bảy mươi. Mái tóc bà còn đen và rất dày, luôn được búi gọn sau gáy bằng một chiếc trầm hình bông mai trắng. Mắt bà đã có nếp nhăn nhưng ánh nhìn vẫn dịu dàng, chan chứa yêu thương. Những ngày cuối tuần, bà luôn đóng vai “bếp trưởng". Cả nhà tôi đứng xung quanh, tíu tít phụ bà rửa rau, sắp bát,... Đôi tay bà thoăn thoắt, vừa nấu vừa chỉ cho mẹ và tôi cách làm thế nào để có nồi nước dùng trong, làm sao để tỉa được quả ớt thành bông hoa có năm cánh cong cong. Tối tối, trước khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho hai chị em tôi nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, thế giới của cô Tấm, bà tiên, ông bụt,... trở nên thật hấp dẫn. Tuổi thơ của chúng tôi thật ngọt ngào và nhiều màu sắc vì luôn có bà ở bên. Có lẽ, những món ăn và câu chuyện của bà sẽ theo chị em tôi mãi đến sau này. Hoài Vũ a. Bài văn tả ai? b. Xác định các đoạn văn và nội dung của mỗi đoạn: c. Mỗi đoạn văn đã xác định ở bài tập b thuộc phần nào của bài văn tả người? - Mở bài - Thân bài - Kết bài d. Ở phần thân bài, tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của bà? Theo em, lựa chọn ấy có phù hợp không? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Bài văn tả bà nội. b. - Đoạn 1: Từ đầu đến “hơn cả” => Giới thiệu bà nội. - Đoạn 2: Từ “Với chị em tôi” đến “chan chứa yêu thương” => Tả ngoại hình của bà nội. - Đoạn 3: Từ “Những ngày cuối tuần” đến “năm cánh cong cong” => Tả hoạt động của bà. - Đoạn 4: Từ “Tối tối” đến “thật hấp hẫn” => Tả hoạt động của bà. - Đoạn 5: Đoạn còn lại => Nêu cảm nghĩ về bà. c. - Mở bài: Đoạn 1. - Thân bài: Đoạn 2, 3, 4. - Kết bài: Đoạn 5. d. Ở phần thân bài, tác giả chọn tả ngoại hình (dáng người, làn da, mái tóc, mắt) và hoạt động (nấu cơm, kể chuyện) của bà nội. Lựa chọn đó hoàn toàn phù hợp vì đây là bài văn tả người.
Ghi nhớ Bài văn tả người thường gồm ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: – Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về vóc dáng, trang phục, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt,...). – Tả hoạt động, tính tình (thông qua lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử....). 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tìm trong phần thân bài của bài văn “Bà nội”: Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài văn tả bà nội ở bài tập 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Từ ngữ tả hình dáng: + Dáng người: dong dỏng + Làn da: trắng + Mái tóc: đen và rất dày, luôn được búi gọn sau gáy bằng một chiếc trâm hình bông hoa mai trắng. + Mắt: có nếp nhăn nhưng ánh nhìn vẫn dịu dàng, chan chứa yêu thương. - Từ ngữ tả hoạt động: + Đóng vai “bếp trưởng” + Đôi tay: thoăn thoắt, vừa nấu vừa chỉ + Thường kể chuyện. + Giọng kể ấm áp. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Viết 1 – 2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và viết câu phù hợp. Lời giải chi tiết: Mẹ em rất hiền lành. Mẹ có mái tóc dài và làn da trắng. Vận dụng Trả lời câu hỏi vận dụng trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tưởng tượng, nói 2 – 3 câu về vùng đất Tây Nguyên trong bài đọc “Điều kì diệu dưới những gốc anh đào” khi những cây anh đào đã lớn. Phương pháp giải: Em dựa vào bài đọc “Điều kì diệu dưới những gốc anh đào”, tưởng tượng và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Vùng đất Tây Nguyên mới đẹp làm sao! Những cây anh đào cao vút, cành lá xum xuê đầy sức sống. Dưới gốc cây là bạt ngàn những bông hoa sao tím hồng lấp lánh.
|