Bài 1: Câu đơn và câu ghép trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoĐọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Mùa đông đến. Gió bắc hun hút, trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc. Theo Hà Lương a. Đoạn văn có mấy câu? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. c. Xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Mùa đông đến. Gió bắc hun hút, trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc. Theo Hà Lương a. Đoạn văn có mấy câu? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. c. Xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Đoạn văn có 7 câu. b. Mùa đông/ đến. CN VN Gió bắc/ hun hút, trời rét/ căm căm. CN VN CN VN Rặng xoan/ trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả/ ngả sang CN VN CN VN màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa/ đang kì chín rộ nên thôn xóm/ nhộn nhịp hẳn lên. CN VN CN VN Lũ sẻ non/ theo bố mẹ ra đồng, chúng/ ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. CN VN CN VN Đàn chim gáy/ cũng bay về. CN VN Chúng/ tha thẩn nhặt thóc. CN VN c.
Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Có thể tách các cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn được không ? Vì sao? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Không thể thể tách các cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn. Mỗi vế câu thể hiện một ý và có quan hệ chặt chẽ với vế khác trong câu.
Ghi nhớ Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành. Câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ (về câu) ghép lại với nhau tạo thành. Mỗi vế câu thể hiện một ý và có quan hệ chặt chẽ với vế khác trong câu. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp lóa nắng. Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông. Lúc này, cánh đồng đẹp như một tấm thảm. Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô. Khánh Nam a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. b. Chỉ ra các câu ghép trong đoạn văn. Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Mặt trời/ lên, cả cánh đồng/ lấp lóa nắng. CN VN CN VN Trời/ càng nắng, lúa/ càng sẫm lại, trĩu bông. CN VN CN VN Lúc này, cánh đồng/ đẹp như một tấm thảm. CN VN Mỗi khi có gió, những bông lúa/ ngả đầu vào nhau, sóng lúa/ nhấp nhô. CN VN CN VN b. Các câu ghép trong đoạn văn: - Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp lóa nắng. - Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông. - Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 10 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt. Phương pháp giải: Em quan sát tranh và đặt câu phù hợp. Lời giải chi tiết: - Nhờ trời/ nắng nên muôn hoa/ đua nở. CN VN CN VN - Vào giờ ra chơi, sân trường/ nhộn nhịp, các bạn học sinh/ nô đùa. CN VN CN VN
|