Bài 2: Giới thiệu về một nét đẹp truyền thống trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoChia sẻ với bạn về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục.... truyền thống của Việt Nam mà em ấn tượng. Gợi ý: a. Em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... nào của nước ta? b. Vì sao em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... đó?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Chia sẻ với bạn về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục.... truyền thống của Việt Nam mà em ấn tượng. Gợi ý: a. Em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... nào của nước ta? b. Vì sao em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... đó? Phương pháp giải: Em chia sẻ với bạn về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục.... truyền thống của Việt Nam mà em ấn tượng dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: - Em ấn tượng với món phở bò của nước ta. - Em ấn tượng với nó là bởi đây chính là tinh hoa ẩm thực bao đời nay của nước Việt Nam ta. Với nguyên liệu và cách chế biển phải vô cùng cầu kì, tinh tế cùng hương vị độc đáo, món phở bò đã trở thành một món ăn truyền thống đại diện của đất nước ta. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 49 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Dựa vào bài tập 1, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... truyền thống của Việt Nam với du khách nước ngoài. Lưu ý: – Tập trung giới thiệu những đặc điểm chính, nổi bật. – Thái độ gần gũi, thân thiện, thể hiện niềm tự hào. – Sử dụng tranh, ảnh, vật thật.... để nội dung giới thiệu thêm sinh động. Phương pháp giải: Em dựa vào bài tập 1, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... truyền thống của Việt Nam với du khách nước ngoài. Lời giải chi tiết: Xin chào các bạn, tôi là hướng dẫn viên của các bạn trong chuyến hành trình này. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của đất nước Việt Nam, đó là Phở bò. Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Nhưng thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Nước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào. Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi. Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn luôn là món ăn truyền thống giá trị nhất của dân tộc tôi. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 49 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Ghi lại những điều em ấn tượng về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... được nghe giới thiệu. Phương pháp giải: Em tiến hành ghi lại những điều em ấn tượng về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... được nghe giới thiệu. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Hôm vừa rồi, bố mẹ em đã cho em đi Lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội. Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ. Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng như chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng khiến em rất vui và tự hào về một lễ hội truyền thống của dân tộc.
|