Ông tha nhưng bà chẳng tha, còn sợ cái lụt hăm ba tháng Mười


Nghĩa là, dù có mưa gió, bão bùng trước đó bao nhiêu trận đi nữa thì người dân vẫn chưa yên tâm nếu như chưa qua ngày 23 tháng 10 âm lịch. Câu tục ngữ nhắc nhở người dân cả nước, đặc biệt nhân dân miền Trung phải đề phòng, chuẩn bị thu dọn mùa màng, gia cố nhà cửa, chuồng trại để phòng bão, lũ.

Giải thích thêm
  • Tha: bỏ qua cho hoặc miễn cho
  • Chẳng: không
  • Lụt: hiện tượng nước dâng cao do mưa, lũ gây ra, làm ngập cả một vùng rộng lớn
  • Hăm ba: 23

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Khi trời đang mưa mà quạ ra tắm thì tức là dấu hiệu báo mưa sắp tạnh còn khi nắng, chim sáo tắm thì trời sẽ đổ mưa.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì chống

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc kết, được dùng để dự báo tình hình mưa to, bão giông cho người dân, giúp người dân tránh được những mất mát, thiệt hại về người và của.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Rét tháng Ba bà già chết cóng

    Tháng Ba âm lịch thường có rét nàng Bân và gió mùa đông bắc, vì thế dù đã cuối xuân chuẩn bị sang đầu hè nhưng vẫn rất lạnh. Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người đừng coi thường cái rét tháng Ba.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Sấm kêu, rêu mọc

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về quy luật phát triển của thiên nhiên và thời tiết. Sấm thường xuất hiện khi trời chuẩn bị có mưa, trời mưa khiến đất ẩm ướt, tạo điều kiện cho rêu phát triển.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Sấm trước, trước mưa

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. Trước những cơn mưa thường có mây đen và sấm đì đùng, báo hiệu cho người nông dân biết sắp có cơn mưa cần phải thu dọn thóc lúa.

close