Rét tháng Ba bà già chết cóng


Tháng Ba âm lịch thường có rét nàng Bân và gió mùa đông bắc, vì thế dù đã cuối xuân chuẩn bị sang đầu hè nhưng vẫn rất lạnh. Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người đừng coi thường cái rét tháng Ba.

Giải thích thêm
  • Rét: có nhiệt độ thấp đến mức cơ thể cảm thấy khó chịu.
  • Bà già: người phụ nữ đã cao tuổi, thường dùng để chỉ mẹ mình hoặc người thuộc bậc mẹ mình trong cách nói thân mật.
  • Chết cóng: (cách nói ví von) chết vì lạnh.

Câu chuyện Rét nàng bân

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều.

Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

Chồng nàng Bân, cũng là một người trên giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn.

Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng:

“Nàng Bân may áo cho chồng
May ba tháng ròng mới trọn cổ tay”.

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm.

Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Sấm kêu, rêu mọc

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về quy luật phát triển của thiên nhiên và thời tiết. Sấm thường xuất hiện khi trời chuẩn bị có mưa, trời mưa khiến đất ẩm ướt, tạo điều kiện cho rêu phát triển.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Sấm trước, trước mưa

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. Trước những cơn mưa thường có mây đen và sấm đì đùng, báo hiệu cho người nông dân biết sắp có cơn mưa cần phải thu dọn thóc lúa.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. Miền Bắc nước ta có bão từ tháng 6 đến tháng 8, và bão mạnh dần lên, tháng bảy ta (tháng 7 âm lịch) trùng với tháng 8 (hay trong khoảng thời gian này) tháng 7 (âm lịch) có gió heo may (gió se se lạnh) nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian chắc tới 90% là có bão.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

    Tháng bảy theo thời tiết đây là tháng có những cơn bão to trong năm. Và khi lũ lụt là những con kiến sẽ phải tìm những nơi cao hơn để kiếm ăn, tránh lũ lụt. Ngày xưa thì bà con nông dân sẽ nhìn vào trời, nhìn vào hiện tượng để đoán thời tiết.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy

    Vào tháng bảy (âm lịch) có nhiều cơn bão to trong năm. Trước khi lũ xảy ra, kiến sẽ ra khỏi tổ, nếu kiến tụ tập ở chỗ thấp là sắp có bão, kiến tụ tập ở chỗ cao là sắp có lụt.

close