Văn bản Tác gia Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ (tự) là Tố Như, hiệu là Thanh Hiền quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Tác gia Nguyễn Du

I. TIỂU SỬ

Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ (tự) là Tố Như, hiệu là Thanh Hiền quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), từng giữ chức Tham tụng) trong triều Lê. Thân mẫu Nguyễn Du là Trần Thị Tần, người làng Hoa Thiều, Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khi cha mẹ qua đời, Nguyễn Du được người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (từng giữ chức Bồi tụng”) trong phủ chúa Trịnh) nuôi nấng.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một dòng họ có nhiều người đỗ đạt và làm quan có truyền thống văn chương. Cuộc đời ông gắn liền với bối cảnh lịch sử đầy biến động dữ dội nên trải nhiều thăng trầm:

- Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống êm đềm trong vàng son, nhung lụa của một gia đình quý tộc phong kiến nhưng sau đó cuộc sống bị xáo trộn vì những biến cố lớn.

Năm 1784, kiêu binh nổi loạn và phá nất dinh cơ của Nguyễn Khản ở kinh thành năm 1788, Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi hoàng đế; triều Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ. Tù đây, gia đình Nguyễn Du li tán, bản thân ông rơi vào cảnh tha hương, bế tắc.

- Khi triều Tây Sơn bị diệt vong và Nguyễn Ánh lập ra triều đại mới, lấy niên hiệu là Gia Long (1802), Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn. Ông được tân triều trọng dụng. Năm 1813, ông đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc. Năm 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi, lại củ Nguyễn Du làm Chánh sử nhưng chưa kịp khởi hành thì ông lâm bệnh nặng và qua đời.

II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá gồm các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

1. Sáng tác chữ Hán

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (Tập thơ (của) Thanh Hiên), Nam trung tạp ngâm (Thơ ngâm vịnh khi ở miền Nam) và Bắc hành tạp lục (Ghi chép trên đường đi sứ phương Bắc). Các thi tập của Nguyễn Du có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện trực tiếp chân dung tâm hồn và tư tưởng của tác giả.

a. Thanh Hiện thi tập

Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài thơ, được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc đời Nguyễn Du nên chất chứa những bi kịch cá nhân. Gia đình lớn tan tác, anh em chia lìa; cuộc sống riêng cùng quẫn, bế tắc:

Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,

Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.

(Người tráng sĩ đầu bạc buồn trông trời,

Hùng tâm và sinh kế cả hai đều mờ mịt.)

(Tạp thi 1)

Từ niềm thương thân, Nguyễn Du thấu hiểu, đồng cảm với những đau thương, bất hạnh của con người và quê hương, xứ sở: “Bốn bề gió bụi, lệ rơi vì tình nhà, nợ nước” (My trung mạn hứng); “Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương” (Bát muộn). Qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, có thể thấy nỗi đau chung của một thời đổ vỡ, xáo trộn cùng cực.

b. Nam trung tạp ngâm

Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài thơ, chủ yếu được sáng tác trong thời kì Nguyễn Du làm quan cho triều Nguyễn. Nhà thơ luôn bày tỏ nỗi chán nản, thất vọng về chốn quan trường và niềm khao khát được từ quan, về sống ẩn dật nơi quê nhà. Khi nhìn lại những biến động của thời đại, Nguyễn Du đau cho thân phận con người trong cảnh loạn li: “Xương tàn trăm trận đánh vẫn nằm trong bãi cỏ xanh” (Độ Linh giang); “Trên đồng ruộng khắp nơi vùi thân vô chủ” (Ngẫu đắc 1). Nhìn chung, qua mạch tâm sự trong Nam trung tạp ngâm, có thể thấy rõ cách nhìn nhận, đánh giá hết sức sâu sắc của Nguyễn Du về bản chất một thể chế xã hội đang chiều đi xuống.

c. Bắc hành tạp lục

Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ, được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Tập thơ có vị trí đặc biệt trong dòng thơ đi sứ và trong nền thơ trung đại Việt Nam.

Bao trùm Bắc hành tạp lục là niềm cảm thương, trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là thân phận của những kiếp tài hoa. Trên con đường đi sứ, Nguyễn Du đã “bỏ qua” những lâu đài, đền các xa hoa, tráng lệ để chia sẻ và xót thương cho những phận người bé nhỏ, khốn cùng (mẹ con người ăn mày, người hát rong mù, những người dân đói nổi loạn,....). Nhà thơ đã vượt qua mọi khoảng cách thời gian, không gian để bày tỏ lòng trân trọng ngưỡng mộ và niềm cảm thương, bị phẫn trước thân phận của những “đấng người” bị chà đạp, vùi dập như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nhạc Phi... Viết về họ, Nguyễn Du đã thể hiện chiều sâu tâm hồn và bản lĩnh, tầm vóc của một nhân cách văn hoá lớn.

Đối diện với quá khứ, hiện tại của đất nước Trung Quốc, Nguyễn Du luôn thể hiện cái nhìn mang tính đối thoại và tinh thần phản biện. Tác giả Bắc hành tạp lục đã đưa ra những nhận xét sắc sảo, khác biệt về nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử; chỉ ra sự tương phản giữa những điều “nghe nói” và “trông thấy”. “Mọi người đều nói đường trên đất Trung Hoa bằng phẳng/ Hoá ra đường Trung Hoa lại thế này/ Sâu hiểm quanh co giống lòng người” (Ninh Minh giang chu hành); “Thường chỉ nghe ở Trung Nguyên ai cũng no ấm/ Ngờ đâu Trung Nguyên cũng có người như thế này” (Thái Bình mại ca giả); “Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa/ Sao ở đây hương khói lạnh lẽo thế này?” (Quế Lâm Cù các bộ);...

Từ “những điều trông thấy” trên hành trình đi sú, Nguyễn Du cất lên những câu hỏi nhức nhối, những tiếng khóc đau thương và tiếng thét căm phẫn đã tích tụ, chồng chất bấy lâu. Với tầm nhìn và cõi lòng rộng mở, thi nhân đã gửi vào Bắc hành tạp lục những thông điệp đậm tính thời sự và có ý nghĩa muôn đời.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, ba tập thơ còn phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Đó là hành trình đi từ hiểu mình, thương mình đến thấu hiểu con người và thương đời. Từ ý thức sâu sắc về nỗi đau riêng của một người, một thời, Nguyễn Du đã mở rộng tầm nhìn, mở rộng cõi lòng để đón nhận, chia sẻ, suy ngẫm, lí giải những vấn đề thiết yếu của cõi nhân sinh - quyền sống cho con người, số phận của tài hoa, cái đẹp.... Nhịp đập trái tim Tố Như đã hoà cùng mạch sống của một nhân loại khổ đau, bất hạnh trên suốt dòng thời gian kim cổ.

2. Sáng tác chữ Nôm

a. Giới thiệu chung về sáng tác chữ Nôm

Sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du hiện còn lưu giữ được gồm: Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu được viết theo thể văn tế, Thác lời trai phường nón được viết bằng thể lục bát. Hai tác phẩm lưu giữ những cảm xúc tình tứ, lãng mạn; giọng điệu trẻ trung, hài hước, ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của ca dao, tục ngữ. Văn tế thập loại chúng sinh được viết bằng thể thơ song thất lục bát; là tiếng khóc thương cho kiếp nhân sinh mong manh, bất hạnh; phản chiếu thực trạng xã hội đương thời và đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa lâu dài.

Truyện Kiều (nguyên tên là Đoạn trường tân thanh(1)) là kiệt tác của Nguyễn Du

và của nền văn học dân tộc.

b. Truyện Kiều

Nguồn gốc đề tài, cốt truyện và vị trí của Truyện Kiều

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3 254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều,

Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học trung đại trên thế giới.

Truyện Kiều là một sáng tạo thiên tài, được Nguyễn Du viết với cảm hứng mãnh liệt về chính thời đại mình đang sống và bằng những rung động sâu xa của người

nghệ sĩ “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân):

Trải qua một cuộc bể đâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều đã có sức cuốn hút mãnh liệt không chỉ với giới trí thức mà cả với độc giả bình dân. Truyện Kiều còn hoà nhập vào đời sống, hình thành những hình thức sinh hoạt văn hoá, văn học độc đáo của người Việt như vịnh Kiều, lầy Kiều, đố Kiều, bói Kiều,... Hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều là nguồn đề tài, nguồn cảm hứng lớn cho nhiều loại hình nghệ thuật; là đối tượng khám phá của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đến nay, tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (hơn 70 bản dịch).

Giá trị tư tưởng

Truyện Kiều chữa đụng tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo. Tư tưởng đó trước hết được thể hiện qua cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du thuộc số ít tác giả thời trung đại quan tâm, trân trọng con người một cách toàn diện - cả tâm hồn và thể xác. Ông xây dựng nhân vật Thuý Kiều với nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”, lại có trí tuệ, tài năng, đức hạnh. Khi gia đình gặp đại hoạ, Thuý Kiều hi sinh bản thân để cứu cha và em. Trong tình yêu, nàng mạnh mẽ, táo bạo mà dịu dàng, đằm thắm, thuỷ chung. Trong cách ứng xử với người đời, Thuý Kiều nhân hậu, bao dung, vị tha, trọng lẽ phải. Dù rơi vào hoàn cảnh nào, nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du cũng không để mất ý thức về phẩm giá, tinh thần phản kháng và không chấp nhận tha hoá.

Vậy mà người phụ nữ tài sắc, đức hạnh vẹn toàn đó đã phải gánh chịu một số phận chồng chất khổ đau, bất hạnh: thân xác bị hành hạ, giày vò, nhân phẩm bị chà đạp, tình yêu và hạnh phúc bị tước đoạt: “Người sao hiếu nghĩa đủ đường/ Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi! . Từ câu chuyện về một kiếp hồng nhan bạc mệnh, Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi đau đớn lòng trước thân phận con người: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Nhấn mạnh sự đối lập gay gắt giữa tài năng, phẩm hạnh với số phận “đoạn trường” của Thuý Kiều, cũng là cách Nguyễn Du phủ định một thực trạng bất công, phi lí và cất lên tiếng kêu đòi quyền sống cho con người.

Yêu thương, trân trọng con người nên Nguyễn Du đồng cảm, đỗng tình với những khát vọng chính đáng, vượt ra ngoài một số khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến. Đó là khát vọng tình yêu tự do được khẳng định qua mối tình Kim - Kiều trong sáng, thuỷ chung, cao thượng. Ngòi bút đậm chất trữ tình của Nguyễn Du đã mở ra cả một thế giới phong phú, bí ẩn của trái tim đang yêu với đủ mọi cung bậc cảm xúc; mang đến cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về tình yêu. Nhà thơ “dám” để cho người thiếu nữ “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi theo tiếng gọi con tim. Ngay giữa thời đại bị chi phối bởi quan niệm khắt khe, nghiệt ngã về “chữ trinh”, Nguyễn Du vẫn hết mực trân trọng tình yêu của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Đó còn là khát vọng sống tự do được Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Giấc mơ công lí cũng được chuyển tải qua phiên toà báo ân báo oán. Ở đó, nhân vật Thuý Kiều, con người bị chà đạp, vùi dập đã được trao cho cơ hội để đền đáp những ân tình và trùng phạt những kẻ gây tội ác,...

Đọc Truyện Kiều, người đời sau còn “trông thấy” bức tranh hiện thực của xã hội.

thời đại Nguyễn Du - thời phong kiến suy tàn. Trong xã hội ấy, đồng tiền “lên ngôi”; cái ác tự do hoành hành. Những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị hiện lên

với bản chất tham lam, tàn độc; người dân lương thiện phải gánh chịu những đau

khổ, oan khuất tày trời. Lời xót thương bị phẫn cho thân phận bạc mệnh của Thuý

Kiều đã trở thành “lời chung” có ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội mạnh mẽ, sâu sắc.

Giá trị nghệ thuật

Truyện Kiều của Nguyễn Du kết tinh những thành tựu lớn trên nhiều bình diện nghệ thuật: cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự và trữ

tình, ngôn ngữ và thể thơ,....

Nguyễn Du tiếp thu cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện nhưng đã lựa chọn cho Truyện Kiều một thể loại hoàn toàn khác và tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc

thay đổi trình tự của nhiều chi tiết, sự kiện; sáng tạo nhiều đoạn độc thoại nội tâm và miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc.

Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ. Trong mỗi phần, Nguyễn Du đều có những sáng tạo độc đáo. Chẳng hạn, đoạn kết Truyện Kiều không viên mãn như các truyện thơ Nôm khác vì sau cuộc đoàn tụ, các nhân vật chính đều không có hạnh phúc trọn vẹn. Tạo dựng một kết thúc như thế, Nguyễn Du đã tôn trọng logic của hiện thực, của tính cách nhân vật. Nhân vật Thuý Kiều với súc sống nội tại mãnh liệt, đã “nổi loạn” phá vỡ màn đoàn viên truyền thống của truyện thơ Nôm; khơi lên ở người đọc nhiều trăn trở, day dứt.

Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện. Song tính cách của hầu hết các nhân vật đều được thay đổi, phù hợp với chủ đề mới, với bản sắc văn hoá và tâm hồn dân tộc. Trong rất nhiều sự kiện, biến cố (bán mình, trao duyên, báo ân báo oán, đoàn viên,...), nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du luôn có cách suy nghĩ, ứng xử khác hẳn nhân vật Thuý Kiểu của Thanh Tâm Tài Nhân.

Sự biến đổi của nhân vật trung tâm tất nhiên dẫn đến sự đổi thay của nhiều nhân vật khác: Kim Trọng, Thuý Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư,... Họ đều hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Du với những diện mạo mới, tính cách mới. Trong Kim Vân Kiều truyện, các nhân vật này ít có đời sống nội tâm và gần như không có bi kịch nhưng ở Truyện Kiều, mỗi người đều có nỗi đau riêng.

Các nhân vật trong Truyện Kiều được khắc hoạ một cách chân thực, sinh động từ

ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động... đến diễn biến nội tâm. Nguyễn Du đã cá thể hoá ngoại hình của nhiều nhân vật; sử dụng rất thành công các chi tiết bề ngoài

để khắc hoạ tính cách (Thuý Kiều, Thuý Vân, Tú Bà, Mã Giám Sinh,...). Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh chân thực nguồn gốc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng. Nhiều đoạn ngôn ngữ đối thoại có khả năng bộc lộ những biến động tinh tế, phức tạp trong tâm hồn nhân vật.

Một trong những đóng góp nghệ thuật lớn nhất của Nguyễn Du cho thể loại truyện thơ Nôm nói riêng và cho nền văn học dân tộc nói chung, là tài nghệ khắc hoạ “con người bên trong” nhân vật. Ông chú trọng khám phá thế giới nội tâm phong phú, bí ẩn và lí giải sự vận động của các quá trình tâm lí phức tạp một cách hợp lí, sâu sắc.

Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động; ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, “ngôn ngữ thiên nhiên; trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng. Ngòi bút Nguyễn Du không chỉ tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn

biến hình tượng thiên nhiên thành tấm gương phản chiếu những rung động tinh tế, phức tạp của lòng người. Những đoạn tả thiên nhiên ngày Kim Trọng trở về vườn Thuý, Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích,... đã trở thành mẫu mục cổ điển của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Đặc biệt, Nguyễn Du xây dụng thành công nhiều nhân vật có tính cách đa diện, tình cảm đối nghịch: “Đó là những con người không thể vo tròn vào trong một khuôn khổ chuẩn mực”).

Nguyễn Du đã vượt xa thời đại của mình khi hướng đến sự kiếm tìm, khám phá

con người ở bên trong con người.

Truyện Kiều khẳng định vị trí vững chắc và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiếng Việt trong lịch sử Ngôn ngữ và thể thơ văn học dân tộc. Nguyễn Du đã phát huy vẻ đẹp phong phú, kì diệu của tiếng Việt; sử dụng một cách sáng tạo  các yếu tố ngôn ngữ vay mượn để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ. Hệ thống điển cố trong Truyện Kiều hoà nhập vào câu thơ Nguyễn Du một cách nhuần nhuyễn. Tác giả Truyện Kiều cũng là bậc thầy trong nghệ thuật đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. Các thành ngữ, tục ngữ vốn chặt chẽ cũng trở nên uyển chuyển qua ngòi bút Nguyễn Du. Thế mạnh của các từ láy, từ đồng nghĩa được tận dụng làm tăng sức biểu đạt cho ngôn ngữ thơ. Truyện Kiều là “bằng chúng” về công lao vĩ đại của Nguyễn Du với sự phát triển ngôn ngữ dân tộc và hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

Với tư tưởng nhân đạo sâu sắc và những đóng góp to lớn ở cả hai bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Vào tháng 10 năm 2013, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hoá của nhân loại.

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close