Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, "Và tôi vẫn muốn mẹ.", “Cà Mau quê xứ”.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, "Và tôi vẫn muốn mẹ.", “Cà Mau quê xứ”.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ 3 tác phẩm truyện. 

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu để nhận biết yếu tố trữ tình trong ba văn bản trên là:

- Yếu tố tự sự, miêu tả cảnh vật và sự việc. Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đó là hình ảnh sông Hương hiện lên với vẻ đẹp khi thì dữ dội, man dại, khi lại uyển chuyển, nhịp nhàng như thiếu nữ, nhưng cũng có lúc lại yên ắng, bình yên đến lạ thường. Hay trong bài Cà Mau quê xứ, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng và con người trên mảnh Đất Mũi hiện lên qua sinh hoạt hàng ngày…

- Yếu tố tình cảm tác giả gửi gắm trong truyện. Đối với Ai đã đặt tên cho dòng sông? thì đó là sự quý trọng, niềm yêu mến và ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương, về những đóng góp, cống hiến của nó cho thành phố tươi đẹp. Hay trong tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…”, đó là tình cảm của một người con chịu nhiều khổ cực, bất hạnh từ một tuổi thơ chiến tranh, phải rời xa cha mẹ, những người thân yêu dấu, để rồi khi đã lớn lên, có được hạnh phúc cho riêng mình rồi vẫn không ngừng nhớ mong được gặp mẹ của mình.

- Yếu tố nghệ thuật được các tác giả sử dụng. Đó là nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn dụ đại tài của Hoàng Phủ Ngọc Tường dùng để miêu tả dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Là những câu văn giản dị, gần gũi của Trần Tuấn khi viết về thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi Đất Mũi giản dị, thân thương… 

Câu 2

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cho đề bài:

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận thấy dòng sông Hương “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Hãy phân tích sự độc đáo trong cảm hứng của chính tác giả về sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

a. Lập dàn ý cho bài viết.

b. Chọn hai ý và triển khai thành hai đoạn văn có liên kết với nhau.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và triển khai dàn ý. 

Lời giải chi tiết:

a. Dàn ý

* Mở bài:

- Giới thiệu về dòng sông Hương

- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông…

* Thân bài

- Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

+ Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981

+ Qua việc miêu tả vẻ đẹp của sông Hương nhằm làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người của tác giả.

- Vẻ đẹp của sông Hương

+ Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn

Dữ dội, cuồn cuộn

Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan

→ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.

+ Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng

Sông Hương như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.

→ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.

+ Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố

“Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

“Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

“Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” → niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình

→ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần

+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ…

* Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.

b. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây.

Bởi vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ”. Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp. 

Câu 3

Câu 3 (trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cho đề tài:

Để thành công, dứt khoát phải dựa vào nội lực, không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.

a. Chuẩn bị nội dung thảo luận, tranh luận về đề tài trên.

b. Tổ chức tập thảo luận, tranh luận trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về phần thảo luận về một vấn đề của đời sống để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

 a. Chuẩn bị nội dung thảo luận

* Nội lực là gì?

- Nội lực là những yếu tố thuộc về bản thân con người.

- Chúng ta có thể kể đến các yếu tố nội lực như tài năng, kiến thức, kỹ năng, hiểu biết… thuộc về một cá nhân nào đó.

- Trong khi đó, trái ngược với nội lực là sự hỗ trợ từ bên ngoài, đó là yếu tố để chỉ những ảnh hưởng từ bên ngoài như hoàn cảnh, cơ hội,…

→ Theo em, nhận định trên là không đúng bởi muốn thành công được thì ta cần phải có sự kết hợp của cả hai yếu tố.

* Giải thích nhận định trên và đưa ra quan điểm

- Theo nhận định trên, chỉ có yếu tố nội lực mới đi đến thành công, tức là người ta đang coi trọng sức mạnh của bản thân hơn những yếu tố khác và đó là cái nhìn sai lệch, có phần phiến diện.

- Để thành công, yếu tố ngoại lực cũng là rất quan trọng. Đôi khi chúng ta sẽ không thể thành công nếu không có sự giúp đỡ của người khác.

Ví dụ: trong một tập thể, một cá nhân tài giỏi sẽ không thể mang lại kết quả tốt cho tất cả các công việc mà cần phải có sự góp sức của các thành viên khác trong nhóm, sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau sẽ giúp họ ngày càng thành công hơn.

- Bởi vậy, thành công sẽ không đến từ một phía mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nội lực sẽ là yếu tố chính và ngoại lực sẽ là một phần không thể thiếu.

* Hậu quả của việc coi yếu tố nội lực là duy nhất để thành công

- Bản thân trở lên ích kỷ, hẹp hòi

- Không nhận được sự tín nhiệm của người khác

- Không thể làm nên nghiệp lớn

- Không thể đạt được kết quả tốt nhất trong mọi việc. 

Câu 4

Câu 4 (trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản. 

Phương pháp giải:

Chọn một văn bản và phân tích nghệ thuật. 

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

Đoạn trích trên đã được tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nên một hình ảnh sông Hương mang theo hồn của xứ Huế mà tiêu biểu trong đó là:

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, từ ngữ tinh tế: tác giả đã kết hợp linh hoạt, sáng tạo chất khoa học và chất văn học. Sử dụng cả nhưng câu văn miêu tả khách quan về dòng sông và cả những câu văn thể hiện rõ cái chất văn học lãng mạn trữ tình của tác giả. Ngôn ngữ hài hòa, độc đáo, mới mẻ là một trong những yếu tố chính tạo nên thành công của tác phẩm.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…: trong suốt quá trình miêu tả của mình, tác giả luôn kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ không chỉ làm nổi bật nên một hình ảnh dòng sông thay đổi trạng thái một cách uyển chuyển mà nó còn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc, sự yêu mến của tác giả đối với dòng sông mang đậm chất trữ tình, sử thi này.

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực: không chỉ am hiểu về lĩnh vực địa lý, dòng sông Hương thơ mộng ấy còn được nhân cách hóa như một người đồng chí, một đối tượng trữ tình của những người chiến sĩ, các nhà thơ từ xưa đến nay. Từ đó không chỉ giúp ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả mà nó còn làm nổi bật lên sự gắn bó lâu dài của dòng sông Hương với người dân xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close