Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài ca ngất ngưởngTóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Bài ca ngất ngưởng giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Mẫu 1 Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. Mẫu 2 Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Là một người văn võ toàn tài. Từ tài thao lược đến tài văn chương, từng giữ nhiều chức lớn ở triều đình. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Khi về hưu cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa đi khắp chốn, lên núi lại mang theo cô hầu, coi việc được mất khen chê chỉ như ngọn gió đông mà thôi. Mẫu 3 Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Là một người văn võ toàn tài. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Bố cục - Phần 1 (6 câu thơ đầu): Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan. - Phần 2 (10 câu thơ tiếp): Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu. - Phần 3 (còn lại): Quãng đời khi cáo quan về hưu. Nội dung chính Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính của mình một cách mạnh mẽ. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn 2. Đề tài Bản lĩnh của cá nhân tác giả 3. Phương thức biểu đạt Biểu cảm 4. Thể loại Ca trù
|