Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Sơ đồ hoá danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại ấy.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Câu 1 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sơ đồ hoá danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại ấy.

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết:

2

Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lập bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phản Tri th sách giáo khoa Ngữ văn ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết:

           Tiêu chí          

Bài học

Thể loại văn bản

Các yếu tố cấu thành văn bản

Kiến thức tiếng Việt

Bài 6

Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học Trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết chủ yếu bằng chữ Nôm và chủ yếu sử dụng thể loại song thất lục bát.

 - Yếu tố tự sự

- Yếu tố trữ tình

- Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu kiến trúc nhằm nhấn mạnh nội dung.

- Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ hoặc câu sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản.

Bài 7

- Ký là tên một nhóm các thể, tiểu thể loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các yếu tố.

- Tùy bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả.

- Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình.

- Truyện kí là một dạng truyện kể người thật, việc thật.

- Yếu tố tự sự, trữ tình

- Yếu tố hư cấu

- Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Bài 8

Văn bản thông tin là văn bản nhằm cung cấp thông tin về một lĩnh vực nào đó cho người đọc và người nghe.

- Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian

- Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả

- Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề

- Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

Bài 9

 

 - Cách giải thích nghĩa của từ

 Cách giải thích nghĩa của từ

- Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị

- Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố của từ

3

Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu nhận xét về nội dung Bài 6 (Nguyễn Du - "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai để nhận ra đặc điểm và yêu cầu riêng của loại bài học về tác gia văn học. 

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Chú ý đặc điểm và yêu cầu riêng của loại bài học

Lời giải chi tiết:

Nội dung của Bài 6 (Nguyễn Du - "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") và Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) đều mang mang một nội dung chính là giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của hai tác giả Nguyễn Du và Nguyễn Trãi – hai trong số những nhà thơ nổi tiếng nhất Việt Nam, để lại cho đời khối lượng tác phẩm đồ sộ và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Mỗi văn bản đều có bố cục gồm tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và kèm theo đó là sự giới thiệu cụ thể về những tác phẩm tiêu biểu về mỗi tác giả. Từ đó, ta có thể rút được bài học về thể loại tác gia văn học là:

- Bố cục đầy đủ gồm các phần chính như tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

- Trong phần sự nghiệp sáng tác phải nói rõ những tác phẩm, tập thơ tiêu biểu của mỗi tác giả và giới thiệu qua về nó

- Có phần tổng kết nghệ thuật chung, đặc trưng của mỗi tác giả.

- Ngoài ra có thể nói rõ về một giá trị nghệ thuật thật đặc trưng của tác giả đó. 

4

Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích ý nghĩa của các nội dung thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.  

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết:

Bài 6, phần thực hành tiếng Việt ở đây chủ yếu nói về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối – đây là những loại biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thơ văn cổ Việt Nam. Việc sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc có tác dụng tạo nên ấn tượng về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. Biện pháp tu từ đối có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn.

 Ở bài 7, chúng ta được học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học. Đây là một biện pháp đặc biệt, nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó. Nó có thể được sử dụng linh hoạt ở cả trong thơ và văn xuôi, gợi cho người đọc những liên tưởng mới lạ về sự vật, hiện tượng.

 Trong bài 8, chúng ta được học về việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong việc trình bày văn bản. Đây là một biện pháp hay không chỉ tăng sự nhận thức về vấn đề mà nó còn giúp người đọc dễ dàng hiểu ra vấn đề và thể hiện rõ sự hiểu biết sâu rộng của người viết.

 Ở bài 9, ta được học về cách giải thích nghĩa của từ. Bài học này chỉ ra 3 cách chính để giải thích nghĩa của từ gồm trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị, nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, làm rõ nghĩa từng yếu tố. Sử dụng linh hoạt các cách giải thích nghĩa của từ không chỉ giúp bài viết của chúng ta trở lên sinh động mà nó còn giúp cho việc giải thích được rõ ràng hơn. 

5

Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu những kiều bài viết và yêu cầu của từng kiểu bài đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. 

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Chú ý kiểu bài viết và yêu cầu của từng kiểu

Lời giải chi tiết:

Kiểu bài

Yêu cầu

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh

- Giới thiệu khái quát về tác giả

- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm

- Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật

- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm

- Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

 - Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về hiện tượng.

 - Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống, nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu cực

 - Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh

 - Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố

Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại

- Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó

- Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác

- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết

- Xác định rõ nội dung về hệ thống luận điểm sẽ triển khai

- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể

- Thể hiện sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả

6

Câu 6 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê các nội dung hoạt động của phần Nói và nghe được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai và cho biết ý nghĩa của từng nội dung hoạt động đó.

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã học

Chú ý nội dung và ý nghĩa hoạt động đó

Lời giải chi tiết:

Nội dung hoạt động

Ý nghĩa của hoạt động

Giới thiệu một tác phẩm văn học

 - Bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm của cá nhân về một tác phẩm văn học

 - Chia sẻ nội dung đến người nghe

 - Học được cách trao đổi thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

 - Học cách đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích cho quan điểm đó

 - Kỹ năng trình bày trước đám đông

 - Biết cách khai thác về một vấn đề trong đời sống

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Học cách đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích cho quan điểm đó

 - Kỹ năng trình bày trước đám đông

 - Biết cách khai thác về một vấn đề trong đời sống

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

 -  - Bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm của cá nhân về một tác phẩm nghệ thuật

 - Chia sẻ nội dung đến người nghe

 - Học được cách trao đổi thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close