Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản giới thiệu về cuộc đời và hoạt động của Manh Manh nữ sĩ

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà. 

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn mở đầu. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách mở đầu văn bản rất sáng tạo khi đặt ra câu hỏi tu từ, gợi sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng hé mở ra phần nội dung của tác phẩm ở phía sau. 

Xem thêm
Cách 2

Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn văn giới thiệu về bà. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Hoạt động chính của nhân vật:

- Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005

- Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.

- Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

- Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng

- Bà ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. 

Xem thêm
Cách 2

Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công. 

Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền. 

Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết. 

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các trích dẫn trực tiếp.  

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn tiếp theo. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trong số báo 228 ra ngày 14/12/1933… đăng lên báo

 - Các cuộc diễn thuyết của bà ở Hội Khuyến học Sài Gòn… 

Xem thêm
Cách 2

- “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đăng lên báo ... và phê bình luôn có thể.”

- “Từ hai tháng trước, hôm 26 Juillet 1993, ...một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế. “

- “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất ... lối thơ xưa nên gọi là Thơ mới.”

...

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào hình ảnh được sử dụng. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. 

Xem thêm
Cách 2

Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng gì đến xã hội. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào những phát ngôn và hành động của bà. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

 Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội. 

Xem thêm
Cách 2

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng. 

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả ngoại hình của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ngoại hình nhân vật được khắc học là một người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh…

→ Tác giả nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài giỏi như đàn ông dù cho ngoại hình của họ không được đẹp nhưng tài năng của họ là không thể phủ nhận. 

Xem thêm
Cách 2

Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà. 

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì. 

Phương pháp giải:

   Chú ý vào đoạn cuối. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. 

Những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó. 

Phương pháp giải:

 Chú ý vào những chi tiết thể hiện trình tự của văn bản. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

 Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật.

→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản. 

Xem thêm
Cách 2

Văn bản được triển khai theo trình tự tời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tư tưởng của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.

 Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ. 

Xem thêm
Cách 2

Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ. Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy rất tôn trọng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả chân dung nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.

→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua đó, ta nhận thấy bà là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng không tính là cao ráo mà như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có. 

Xem thêm
Cách 2

Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những yếu tố thể hiện hoàn cảnh của thời đại. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản đó là lúc làn sóng đấu tranh, biểu tình diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho phụ nữ. 

Xem thêm
Cách 2

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và rút ra kết luận. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Qua văn bản, ta có thể biết được rằng phong trào Thơ mới đã từng diễn ra rất mạnh mẽ và nhận được sự săn đón nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Nội dung của Thơ mới khá đa dạng, nó không chỉ xoay quanh những câu chuyện về nỗi xa quê, xa nhà, tình yêu quê hương, đất nước mà nó còn mang nội dung về bình đẳng giới, về nữ quyền mà những người phụ nữ muốn gửi gắm. Sự lan tỏa của phong trào chính là lúc phụ nữ nói lên tiếng nói của mình. 

Xem thêm
Cách 2

Qua văn bản, em biết thêm về phong trào Thơ mới là:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Phương pháp giải:

Chú ý vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Bài viết gợi cho em suy nghĩ rằng vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội chưa bao giờ là ít hay yếu kém hơn đàn ông. Sự đóng góp của họ trong các phong trào luôn là to lớn và nó cũng góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phong kiến, sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc vận động vẫn luôn hạn chế, dù vậy họ vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn luôn tiến lên phía trước, đấu tranh vì mục tiêu chung của dân tộc và của chính họ. 

Xem thêm
Cách 2

Từ bài viết, ta có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không phủ định sự quan trọng của đàn ông trong gia đình nhưng thiếu phụ nữ sẽ rất là khó khăn. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng nắm nhiều vai trò quan trọng.

Xem thêm
Cách 2

Kết nối đọc - viết

Câu hỏi (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ những thông tin tìm hiểu được trước và sau khi đọc văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân và văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. Khi họ nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những chính sách cần thiết. Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.

 

Xem thêm
Cách 2

Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng  phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 

Xem thêm
Cách 2

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close