Trắc nghiệm Phân tích văn bản Những ngôi sao xa xôi Văn 8 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Truyện Những ngôi sao xa xôi có mấy nhân vật chính?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 2 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái?

  • A
    Hoàn cảnh sống thảnh thơi, an nhàn và nhiều niềm vui
  • B
    Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập
  • C
    Hoàn cảnh sống bế tắc và không tìm được lối ra
  • D
    Hoàn cảnh sống hiểm nghèo, tuyệt vọng
Câu 3 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

  • A
    Tự sự
  • B
    Biểu cảm
  • C
    Miêu tả
  • D
    Nghị luận
Câu 4 :

Câu văn “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

  • A
    Bày tỏ ý nghi vấn
  • B
    Trình bày sự việc
  • C
    Thể hiện sự cầu khiến
  • D
    Bộc lộ cảm xúc
Câu 5 :

Hai câu văn sau: “Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

  • A
    Phép thế
  • B
    Phép lặp từ ngữ
  • C
    Phép nối
  • D
    Phép đồng nghĩa
Câu 6 :

Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

  • A
    Tôi, một quả bom trên đồi
  • B
    Vắng lặng đến phát sợ
  • C
    Cây còn lại xơ xác
  • D
    Đất nóng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Truyện Những ngôi sao xa xôi có mấy nhân vật chính?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Truyện có nhân vật chính là Phương Định

Câu 2 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái?

  • A
    Hoàn cảnh sống thảnh thơi, an nhàn và nhiều niềm vui
  • B
    Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập
  • C
    Hoàn cảnh sống bế tắc và không tìm được lối ra
  • D
    Hoàn cảnh sống hiểm nghèo, tuyệt vọng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm

Câu 3 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

  • A
    Tự sự
  • B
    Biểu cảm
  • C
    Miêu tả
  • D
    Nghị luận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên bày tỏ nỗi niềm nhân vật Phương Định mỗi khi có mưa đá

Câu 4 :

Câu văn “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

  • A
    Bày tỏ ý nghi vấn
  • B
    Trình bày sự việc
  • C
    Thể hiện sự cầu khiến
  • D
    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại câu văn

Lời giải chi tiết :

Câu văn bày tỏ cảm xúc yên tâm của nhân vật trong một lần làm nhiệm vụ

Câu 5 :

Hai câu văn sau: “Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

  • A
    Phép thế
  • B
    Phép lặp từ ngữ
  • C
    Phép nối
  • D
    Phép đồng nghĩa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phép liên kết, đọc kĩ câu trên rồi tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép thế. Từ “đầu này” thay thế cho từ “một đầu”

Câu 6 :

Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

  • A
    Tôi, một quả bom trên đồi
  • B
    Vắng lặng đến phát sợ
  • C
    Cây còn lại xơ xác
  • D
    Đất nóng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức câu đặc biệt

Lời giải chi tiết :

Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ

=> Các câu B, C, D là câu rút gọn

=> Câu A là câu đặc biệt

close