Soạn bài Sống hay không sống - đó là vấn đề SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnTheo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp. Video hướng dẫn giải Trước khi đọc Câu hỏi (trang 120, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp. Phương pháp giải: Đưa ra những nhận định của bản thân về ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên( hay giả điên) và của một người bình thường. Hãy so sánh và chia sẻ ý kiến của mình với các bạn cùng lớp. Lời giải chi tiết: Đối với người điên (hay giả điên), hành động sẽ khó hiểu hơn người bình thường. Lời nói, hành động của người điên không có mục đích, dẫn tới sự lộn xộn, không có ý nghĩa, xáo rỗng; thậm chí là không thể hiểu. Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 121, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Động cơ nào khiến vua Clo-đi-ut quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hămlet. Phương pháp giải: Khai thác nội dung đoạn văn bản để tìm ra động cơ khiến vua Clo-đi-ut quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hămlet. Lời giải chi tiết: Động cơ khiến vua Clo-đi-ut quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hăm-let vì Hăm-lét là thái tử, người sẽ nối nghiệp cho vua cha, do đó nhà vua muốn thái tử khỏe mạnh, bình thường. Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Có mối liên hệ gì giữa câu thoại trên đây của Pô-lô-ni-út với câu thoại này của nhà vua? Phương pháp giải: Theo dõi đoạn văn trích, cho biết đó là lời đối thoại hay độc thoại, sau đó nêu mối liên hệ giữa câu thoại của Pô-lô-ni-út với câu thoại của nhà vua. Lời giải chi tiết: Đây là lời đối thoại thể hiện quan điểm của nhà vua khi thấy Pô-lô-ni-ni-út nói với Ô-phê-li-a. Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Lời thoại này cho thấy điều gì trong tâm trí và tính cách của Hăm-let? Phương pháp giải: Dựa vào nội dung đoạn văn trích, cho biết đây là độc thoại hay đối thoại. Từ đó cho thấy lời thoại này thể hiện điều gì trong tâm trí và tính cách của Hăm-lét. Lời giải chi tiết: Đây là lời độc thoại. Lời thoại này đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Trong khi đọc 4 Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Từ đây cho đến hết cuộc thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét dùng lời lẽ như thế nào để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng? Phương pháp giải: Phân tích nội dung, đưa ra những quan sát, phát hiện của mình về việc Hăm-lét dùng lời lẽ để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng. Lời giải chi tiết: Hăm-lét đã đặt ra nhiều câu hỏi, phản bác với lời nói của Ô-phê-li-a để những kẻ đang theo dõi không tin vào lời lẽ của nàng nữa, từ đó che mắt những kẻ đang theo dõi. Trong khi đọc 5 Câu 5 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán của bạn từ đầu đúng hay sai? Giải thích do đâu bạn suy đoán đúng hoặc suy đoán chưa đúng. Phương pháp giải: Bằng lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út, đánh giá xem suy đoán của mình từ đầu đưa ra đã đúng chưa. Sau đó giải thích. Lời giải chi tiết: Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán của em từ đầu là sai. Nhà vua lo cho sức khỏe của Hăm-lét không phải vì bệnh tật sẽ ảnh hưởng tới việc nối ngôi mà lo vì hoàn cảnh đang sống sẽ ảnh hưởng đến Hăm-lét. Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng. Phương pháp giải: Thông qua nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng theo ý hiểu của bản thân. Lời giải chi tiết: Hăm-lét được hồn ma của cha về báo cho biết cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo mà do vua Clô-đi-út đầu độc. Chính vì vậy, Hăm-lét giả điên để muốn tra xét rõ sự thật đồng thời để đánh lạc hướng, hòng che mắt kẻ thù. Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định xung đột trong văn bản và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,...) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung văn bản, xác định xung đột, đồng thời nêu tác dụng của những giằng xé nội tâm của Hăm-lét trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch Lời giải chi tiết: Xung đột trong văn bản là sự xung đột về mặt nội tâm của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn. → Những giằng xé nội tâm của Hăm-lét ảnh hưởng vô cùng to lớn đến việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch. Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả. Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hăm-lét với Ô-phê-li-a để làm rõ: a, Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ. b, Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ. Phương pháp giải: Dựa vào đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hămlet với Ô-phê-li-a để trả lời các câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Vì - Hăm-lét là thái tử: trước việc cha mình chết đi, Hăm-lét sẽ nối nghiệp cha trở thành vua. Nhưng vì cái chết của cha là do chú ruột Clô-đi-út gây ra nhằm chiếm ngôi. Vì vậy, Hăm-lét bất đắc dĩ trở thành kẻ ngáng đường của Clo-đi-ut - Sau đám tang của cha chưa đầy một tháng, mẹ chàng đã vội tái giá với gã em chồng. Trước tình thế ấy, Hăm-lét tỏ ra căm phẫn, ghê tởm và chán ghét trước cuộc đời nhưng chàng đã cố gắng làm tròn bổn phận người con trai. Chàng quyết định giả điên để che mắt kẻ thù, tiếp cận và tìm ra sự thật, đòi lại công bằng cho cha mình. b. Trong những lời thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét đã thể hiện thái độ khinh thường và chán ghét xã hội đương thời: “tại sao..muốn sinh sản ra những kẻ tội lỗi”, “trần thế cần chi phải có những gã như tôi sống lê la giữa đất trời. Chúng tôi là những kẻ khốn khiếp không hơn”. Khi đối thoại với người mình yêu, Hăm-lét thành công giả điên. Nhưng khi gặp Hoàng hậu- mẹ của mình, chàng lại không thể kìm được sự tức giận, bộc lộ tâm trạng thật của mình. Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện " hành động bên trong", " hành động bên ngoài" của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét. Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua " hành động bên trong" và con người qua " hành động bên ngoài" của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung vở kịch, chỉ ra một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét. Sau đó lí giải sự khác biệt giữa con người qua " hành động bên trong" và con người qua " hành động bên ngoài" của mỗi nhân vật. Đồng thời nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả. Lời giải chi tiết:
→ Sự khác biệt giữa con người qua " hành động bên trong" và con người qua " hành động bên ngoài" của mỗi nhân vật:
→ Tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật đối lập nhau phe thiện >< phe ác. Từ đó tạo nên tình huống truyện gây cấn, tăng tính kịch tính, thú vị, thu hút người đọc; các nhân vật được xây dựng chân thật như từ chính đời thực. Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản. Phương pháp giải: Từ nội dung văn bản và vốn hiểu biết của bản thân về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, đưa ra những nhận xét của bản thân. Lời giải chi tiết: Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản được tác giả sử dụng hết sức thành công. Nhờ vào nghệ thuật ấy, các xung đột và mâu thuẫn trong vở kịch được đẩy lên tột độ. Từ đó phản ánh được sự mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để giữa hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn. Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì. Phương pháp giải: Sau khi tìm hiểu nội dung văn bản, xác định chủ đề và thông điệp tác giả gửi đến người đọc/ người xem theo ý hiểu của mình. Lời giải chi tiết: Chủ đề: Thông qua những mâu thuẫn xung đột của các nhân vật trong vở kịch, tác giả đã phản ánh chế độ xã hội thời trung cổ mục nát, thực dụng và tàn ác, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để đạt được lợi ích cho mình. Thông điệp: Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình. Sau khi đọc 7 Câu 7 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch? Phương pháp giải: Liên hệ từ kinh nghiệm bản thân sau khi đọc văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, đưa ra những lưu ý khi đọc văn bản bi kịch Lời giải chi tiết: - Cần đọc kỹ và phân tích kỹ nội dung từng đoạn hội thoại, độc thoại của các nhân vật, đặc biệt là những nhân vật chính. - Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản. - Sau khi đọc xong cần rút ra những thông điểm, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc/ người xem. Bài tập sáng tạo Câu hỏi (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Thành lập nhóm kịch và sân khấu hoá (một phần hoặc toàn phần) một trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề. Cho biết bạn dự định vào vai nhân vật nào trong màn sân khấu hoá của nhóm và giải thích lí do. Phương pháp giải: Cùng các bạn lập nhóm kịch và sân khấu hóa một trong hai văn bản trên, dự định của bạn sẽ nhập vai ai, giải thích lí do. Lời giải chi tiết: Em và các bạn dự định sẽ thành lập nhóm kịch và sân khấu hóa văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Bản thân em dự định sẽ vào vai nhân vật Đan Thiềm trong màn sân khấu hóa của nhóm vì Đan Thiềm là một nhân vật chính, và thể hiện được hầu hết được mọi tình huống truyện một cách có lí trí nhất. Trong cảm nhận của em, Đan Thiềm là người con gái mạnh mẽ, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì người tài.
|