Soạn bài Ôn tập trang 140 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnĐọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Phương pháp giải: Dựa vào nội dung các văn bản thông tin đã học, tìm và triển khai nội dung vào bảng đã cho. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật:
Phương pháp giải: Từ văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Âm mưu và tình yêu, tìm và chỉ ra những hành động. lời thoại tiêu biểu. Sau đó điền vào bảng mà đề bài đã cho. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hãy làm rõ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch. Phương pháp giải: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học, thông qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, chỉ rõ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch. Lời giải chi tiết: Hiệu ứng thanh lọc của thể loại bi kịch là sự tác động của bi kịch đối với người xem. Thông qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hiệu ứng thanh lọc được thể hiện thông qua việc khéo léo xây dựng các tình huống để đẩy nhân vật bi kịch vào các tình huống truyện cao trào; từ các tình huống và kết quả của nhân vật bi kịch đã tác động đến người đọc/ người xem làm cho người đọc/ người xem rút được bài học cho bản thân, cảnh giác, đề phòng với những lỗi lầm mà mình gặp phải. Câu 4 Câu 4 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần lưu ý những gì? Phương pháp giải: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo, đưa ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết. Lời giải chi tiết: - Ngôn ngữ viết sử dụng cần phải trau chuốt, gọt giũa, sử dụng đúng và phù hợp với ngữ cảnh. - Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự,.... - Không sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. - Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ - Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ: + Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó. + Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo...). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu). - Ngoài hai trường hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ, tránh dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại. Câu 5 Câu 5 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim? Phương pháp giải: Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo và thông qua quá trình thực hành viết, đưa ra những lưu ý khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim. Lời giải chi tiết: - Cần xác định đề tài và lựa chọn tác phẩm có chủ đề rõ ràng, nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc, có độ dài vừa phải - Cần nêu luận điểm và triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết và khẳng định lại luận đề. - Sau khi viết bài, cần xem lại và chỉnh sửa những lỗi trong quá trình viết. Câu 6 Câu 6 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, lẽ sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của mỗi người? Phương pháp giải: Liên hệ ý nghĩa của các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu và vốn hiểu biết của bản thân. Đưa ra quan điểm của bản thân về ý nghĩa của lẽ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Lời giải chi tiết: - Lẽ sống đóng vai trò xác định những điều đúng đắn: có lẽ sống đúng đắn tức là con người có một lối sống, quan điểm sống đúng và tốt đẹp. Từ đó con người sống để cống hiến cho xã hội, sống vì sự hạnh phúc của bản thân cũng như mọi người, thúc đẩy con người vươn lên vì những điều tốt đẹp. Qua đó nhân phẩm, danh dự của con người cũng được đánh giá cao. - Lẽ sống giúp mang lại cho con người và xã hội niềm hạnh phúc chân chính. Lẽ sống đúng đắn sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời hơn cho dù có bất kỳ khó khăn , thử thách nào cũng luôn vui vẻ và vượt qua. Chính vì vậy, tạo cho bản thân một lẽ sống tốt đẹp, đúng đắn là điều rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.
|