Soạn bài Chiều sương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnTừ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì? Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai? Video hướng dẫn giải Trước khi đọc Câu hỏi (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì? Phương pháp giải: Đưa ra những dự đoán của bản thân về nội dung văn bản từ nhan đề Chiều sương. Lời giải chi tiết: Gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích. Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai? Phương pháp giải: Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của đối tượng, nhân vật nào trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”. Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai? Phương pháp giải: Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định người kể chuyện, người nghe chuyện trong phần trích này. Lời giải chi tiết: Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai. Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân? Phương pháp giải: Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, nhận xét về các chi tiết ấy trong việc thể hiện cuộc sống lao động của ngư dân. Lời giải chi tiết: Cuộc sống lao động của ngư dân vô cùng vất vả, gian truân và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, người dân chài vẫn miệt mài, chăm chỉ, kiên cường vượt mọi thử thách, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của tạo hóa. Trong khi đọc 4 Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì? Phương pháp giải: Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó dự đoán điều các ngư dân sắp được chứng kiến. Lời giải chi tiết: Có thể dự đoán các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh một người bị đuối nước sau trận gió bão vừa qua. Trong khi đọc 5 Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện? Phương pháp giải: Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó cho biết ý nghĩa của sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện. Lời giải chi tiết: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện giống như chiếc cầu nối, là động cơ tạo nên tình huống truyện, đóng vai trò làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn. Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả. Phương pháp giải: Sau khi đọc văn bản, thông qua các câu hỏi khai thác nội dung ở phần Đọc văn bản, bao quát nội dung của văn bản, đồng thời nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả. Lời giải chi tiết: Nội dung bao quát của văn bản: Đoạn trích là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt, thuyền vừa tháo tố, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác. Nhan đề Chiều sương gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi, gặp phải tháo tố, thử thách này vừa qua thử thách khác lại ập tới. Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:
Phương pháp giải: Từ nội dung chính của văn bản, khai thác những sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật. Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm? Phương pháp giải: Dựa vào nội dung văn bản, xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Từ đó, nhận xét về việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn. Lời giải chi tiết: Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri. → Chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc. Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này. Phương pháp giải: Từ nội dung văn bản, khai thác những chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản, sau đó nhận xét điểm tương đồng và khác biệt. Lời giải chi tiết: - Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ - Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”. - Điểm tương đồng giữa quan niệm : họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm. - Điểm khác biệt ở quan niệm: +Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng. +Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung đoạn văn bản, xác định chi tiết đan xen yếu tố thực và ảo, từ đó phân tích tác dụng của việc đan xen ấy. Lời giải chi tiết: Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài. Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài. Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tình, khéo léo của tác giả khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp. Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên. Phương pháp giải: Đưa ra quan điểm của mình trước ý kiến mà đề bài yêu cầu, đồng thời nêu lên lý giải để chứng minh quan điểm của mình. Lời giải chi tiết: Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên. Bởi lẽ, xuyên suốt truyện, tác giả đưa vào những yếu tố thực và ảo, đóng vai trò làm cho nội dung truyện trở nên hóm hỉnh, thú vị, sinh động, tạo cảm giác như đó chỉ là những câu chuyện của dương gian. Đồng thời, tác giả khéo léo đặt hình ảnh con người song hành cùng hình ảnh tai ương của nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài. Qua những chi tiết ấy, người đọc như được trải nghiệm, được tận mắt chứng kiến, từ đó tạo cảm giác quen thuộc gần gũi và ấm áp. Do đó mà dù truyện viết chủ yếu về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Sau khi đọc 7 Câu 7 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả? Phương pháp giải: Từ nội dung của văn bản truyện, liên hệ và bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả thông qua câu chuyện chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ. Lời giải chi tiết: Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên có giá trị, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người dành cho biển cả sự yêu mến, kính trọng và biết ơn. Đặc biệt, với những người dân chài nói riêng, biển cả khi thì giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá… nuôi họ lớn. Biển cả đối với con người là một phần không thể thiếu, gắn bó bền vững đời đời kiếp kiếp với con người.
|