Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnKẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu rõ ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
1 Câu hỏi 1 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu rõ ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B
Phương pháp giải: Dựa vào các thể loại đã học trong chương trình học kì I, vận dụng để nối tên thể loại ở cột A phù hợp với đặc điểm được nêu rõ ở cột B. Lời giải chi tiết: - Tùy bút/ tản văn - thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận…… - Văn bản nghị luận - lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. - Truyện thơ dân gian - thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. - Truyện thơ dân gian - không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc. - Truyện thơ Nôm - có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lý - có c - Truyện thơ Nôm - có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người. - Văn bản thông tin tổng hợp - sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...) - Bi kịch - nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. 2 Câu 2 ( trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có: - Một văn bản truyện thơ. - Một văn bản bi kịch. Phương pháp giải: Chọn ra hai văn bản đã đọc ở học kì I thuộc thể loại văn bản truyện thơ và văn bản bi kịch và tóm tắt hai văn bản đó. Lời giải chi tiết: Tóm tắt văn bản truyện thơ: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu” thể hiện cái nhìn đa chiều, phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, điển hình ở nhân vật Thị Kính. Thị Kính là người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng xuất thân trong gia đình nghèo khó nên chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sĩ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nỗi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “ phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó. Tóm tắt văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một bi kịch về khát vọng nghệ thuật cao đẹp mâu thuẫn với thực tế lợi ích nhân dân. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, vì tài năng như thế nên tên hôn quân Lê Tương Dực không buông tha ông khi hắn có kế hoạch xây dựng một nơi hưởng lạc đầy xa hoa như Cửu Trùng Đài. Ở hồi (I), Vũ Như Tô biết và rất hiểu nỗi lòng nhân dân khốn khó, ông không chấp nhận xây dựng một công trình tốn kém đầu tư vào sự hưởng lạc bê tha của vua quan, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối xây đài và còn chửi mắng tên hôn quân. Ở hồi (II, III, IV), cung nữ Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của tên hôn quân, coi việc xây đài là một việc vĩ đại, cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Bị khuất phục trước lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô chấp nhận xây Cửu Trùng Đài, ông xây nó vì khát vọng nghệ thuật to lớn trong ông, ông dồn hết tâm trí xây toà đài sao cho thật hùng vĩ. Nhưng ông không thức tỉnh được rằng, ông đã vô tình gây nên cảnh thuế nặng khốn khó đời sống nhân dân, thợ giỏi thì bị tróc nã, người nào chống đối thì càng khốn khó. Bị bức ép đến đường cùng, nhiều thợ chết vì tai nạn, thuế nặng dân không đóng được, họ trở nên thù oán đất nước, thù oán người cầm đầu, thù oán cả người vẽ nên bản thảo xây dựng chốn xa hoa cho vua. Đến chương V, tình hình ấy dẫn đến cao trào kịch và cái kết khó trả lời. Quận công Trịnh Duy Sản – thành phần tạo phản lợi dụng tình hình để dấy binh, lôi kéo thợ và dân làm phản, giết hôn quân, giết kiến trúc sư, đốt Cửu Trùng Đài. 3 Câu 3 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới dây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng): - Tùy bút, tản văn. - Truyện thơ - Bi kịch Phương pháp giải: Vận dụng hiểu biết và các kiến thức về từng thể loại, đưa ra những lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết:
4 Câu 4 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ Văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị kính, sách Ngữ văn 11, tập một) Phương pháp giải: Khai thác nội dung hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ Văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị kính, sách Ngữ văn 11, tập một). Từ đó tìm ra những chỉ tiết thể hiện sự tương đồng, khác biệt về cảnh miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính. Lời giải chi tiết:
5 Câu 5 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét trong các văn bản đã học ( trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một). Phương pháp giải: Dựa vào những câu văn, những chi tiết nổi bật trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và Sống hay không sống - đó là vấn đề, từ đó đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm nổi bật của nhân vật bi kịch thể hai qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét. Lời giải chi tiết: - Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác. - Nhân vật bi kịch đều được tác giả khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lý tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lý tưởng của bản thân. - Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình. 6 Câu 6 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn (minh họa bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc). Phương pháp giải: Bằng những hiểu biết của cá nhân và dựa vào tài liệu tham khảo, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn, đưa những minh họa Lời giải chi tiết: - Điểm tương đồng giữa tùy bút và tản văn: + Thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình. + Đều mang tính chất hư cấu + Được viết dựa vào cảm xúc thật của người viết khi chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy - Điểm khác biệt giữa tùy bút và tản văn: + Đề tài của tản văn rộng hơn, bao quát hơn đề tài của thể loại tùy bút. + Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. + Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang đậm cái tôi của nhà văn.Đặc điểm của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó. VD: - Bài Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…),chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. 7 Câu 7 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận. Phương pháp giải: Bằng những hiểu biết của cá nhân và dựa vào tài liệu tham khảo về văn bản thông tin tổng hợp và văn bản nghị luận, từ đó chỉ ra điểm một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu Lời giải chi tiết: Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận: - Văn bản thông tin: bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận. Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. - Văn bản nghị luận: nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm 8 Câu 8 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học. Phương pháp giải: Bằng những hiểu biết của cá nhân và dựa vào tài liệu tham khảo về các phương tiện phi ngôn ngữ, từ đó chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp. Chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể. Lời giải chi tiết: - Phương tiện phi ngôn ngữ là những phương tiện hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng. - Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng: Cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe. - Dẫn chứng: Trong bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, nội dung văn bản có chứa những hình ảnh minh họa, truyền tải, tăng tính xác thực đối với người đọc. → Nhờ vào những yếu tố này, ý tưởng và thông tin bài trở nên thu hút, hấp dẫn người đọc, biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán thành một văn bản thông tin thú vị. Đồng thời giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu không bị mơ hồ, dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp nhận thông tin hơn. 9 Câu 9 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau: - Đồ gốm gia dụng của người Việt ( theo Phan Cẩm Thương) - Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI ( Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng) Phương pháp giải: Dựa vào những câu văn, những chi tiết nổi bật trong hai văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt và Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI , chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) Lời giải chi tiết:
10 Câu 10 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Phương pháp giải: Bằng những hiểu biết của cá nhân và dựa vào tài liệu tham khảo về văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, từ đó tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết. Lời giải chi tiết:
11 Câu 11 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết: - Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. - Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) Phương pháp giải: Bằng những hiểu biết của cá nhân và dựa vào tài liệu tham khảo về văn bản thuyết minh, báo cáo nghiên cứu, văn bản nghị luận, từ đó lập bảng so sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu khi viết của từng thể loại. Lời giải chi tiết: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
12 Câu 12 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I Phương pháp giải: Thông qua hệ thống kiến thức về các tri thức Tiếng Việt đã được học ở học kì I, tổng hợp và lập bảng. Lời giải chi tiết:
13 Câu 13 (trang 142, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung: - Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan. - Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay. Phương pháp giải: Sử dụng kĩ năng viết đoạn văn của mình kết hợp nội dung các văn bản được nêu ở đề bài, thực hành viết đoạn bàn về một trong hai nội dung đề đưa ra. Lời giải chi tiết: Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của hai nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét), ta mới thực sự thấm thía về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống. Đặt trong hoàn cảnh ngày này, việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày này lại càng cần được chú trọng, phát triển. Vậy lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì? Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung của đại đa số thanh niên, và mang lại lợi ích cho dân tộc đó mới thật sự là lý tưởng. Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống của thanh niên mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên chính là nguồn nhân lực chất lượng cao nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Thanh niên Việt Nam đã thể hiện rất nhiều ưu điểm như thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tiếp thu cái mới nhanh… Nhiều bạn trẻ đã thể hiện lối sống cao đẹp, thổi bùng ngọn lửa vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều dự án lớn do thanh niên đảm nhiệm… Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những người sống ích kỷ, hẹp hòi, không biết quan tâm đến người khác . Sống vô trách nhiệm với bản thân, không có mục đích . Những kẻ đó đáng bị lên án và phải bị gạt ra khỏi lề xã hội. Nếu tất cả thanh niên có lí tưởng thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu. Bước vào nền kinh tế tri thức khi đất nước còn nhiều khó khăn, thế hệ trẻ VN cần hành trang trong những việc có lý tưởng cao đẹp. Là 1 thanh niên thế kỷ 21 với bước hội nhập hiện nay,với những lý tưởng và hoài bão lớn, chúng ta hãy ra sức học tập và sống có đạo đức.Để thật sự là 1 người có ích trong xã hội này. Chúng ta ai cũng sống có khát vọng, hoài bão và hết mình vì nó. ‘Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài, sống phí… Sống có lý tưởng để đưa đất nước mình đi lên hội nhập với các cường quốc năm châu. |