Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Kiến và người SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Liệt kê những sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn. Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê những sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra những chi tiết, câu văn nổi bật từ đó liệt kê những sự kiện chính. Thông qua đó, nêu những dấu hiệu giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Lời giải chi tiết:

- Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi vật dụng để ngăn cản loài kiến

- Loài kiến đang xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi

- Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến

- Những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường sinh thái

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn: 

- Truyện có yếu tố hư cấu: Loài kiến nổi dậy, trả thù con người, xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi.

- Dung lượng truyện ngắn, số lượng nhân vật ít gồm: gia đình con người gồm 4 người và loài kiến.

- Truyện tập trung miêu tả một khía cạnh của đời sống xã hội: con người phá hủy môi trường sinh thái nên đã nhận hậu quả.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 2

Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Từ nội dung, cách xưng hô của người kể với người đọc, chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn được sử dụng trong truyện ngắn. Từ đó, chỉ ra tác dụng của ngôi kể và điểm nhìn đó.

Lời giải chi tiết:

Kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công.

→ Dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thực, chủ quan nhất. Bằng ngôi kể này, người kể không phải chỉ kể chuyện mà còn kể tâm trạng. Do đó, nội dung truyện ngắn luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. 

Xem thêm cách soạn khác

Câu 3

Câu 3 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,...trước cuộc tấn công của bầy kiến

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung truyện ngắn, xác định những chi tiết, hình ảnh nổi bật thể hiện cách ứng xử của các nhân vật trước cuộc tấn công của bầy kiến, từ đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt.

Lời giải chi tiết:

 

Bố cháu

Mẹ cháu

Cháu

Em cháu

Điểm tương đồng

Lo lắng, khổ sở, trốn chạy vì sự tấn công của bầy kiến

Điểm khác biệt

- Lo lắng tới mức tái mét mặt, buồn bực  tới mức “nuốt không hết chén cơm”, lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách, đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết".

- Sửng sốt đứng nhìn bầy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.

- Lo lắng, sợ hãi tới tái mét mặt, hốt hoảng, “co rúm người rồi ngã sấp lên nền nhà”,bất lực, chán nản.

- Khẩn trương tìm ra những thứ có thể chống lại bầy kiến.

- Dù vậy vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm tối cho gia đình.

 

- “Ngồi bó gối nghĩ đến loài chim”

Theo sát bên bố

- Ra sức bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.

- Run lên, sợ hãi khi chứng kiến sự xâm chiếm ngôi nhà của bầy kiến.

 

-“ra giếng, chưa tắm, vội trở lại, báo tin bọn kiến đã vào tới giếng”.

- Cùng anh trai khẩn trương làm mọi cách chống lại lũ kiến xâm nhập.

 

 →  Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 4

Câu 4 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Phương pháp giải:

Thông qua cuộc chiến giữa bầy kiến với con người, chỉ ra ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và từ đó, nhận xét cách đặt nhan đề của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng bầy kiến mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường đang bị con người hủy diệt. Thông qua đó, tác giả muốn ngầm thể hiện sự tức giận đến tột cùng của thiên nhiên, của cả một hệ sinh thái đang bị con người phá hủy thậm tệ. 

- Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, súc tích. Chính cách đặt nhan đề này đã làm nên sự thành công của tác phẩm, việc đặt nhan đề như vậy phần nào phản ánh nội dung truyện, phần cũng để cho người đọc tò mò, đọc nhan đề mà muốn khám phá nội dung truyện.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 5

Câu 5 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người

Phương pháp giải:

Tìm ra những chi tiết có yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong trong truyện, từ đó đưa ra nhận xét về vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.

Lời giải chi tiết:

- Đóng vai trò phát triển tình huống, nội dung của truyện. Nếu không có chi tiết tưởng tượng, hư cấu bầy kiến nổi dậy, trả thù con người thì tác giả không thể phát triển nội dung truyện, đồng thời thiếu đi sự thú vị, sinh động, kích thích người đọc.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả ngầm gửi gắm tới người đọc những thông điệp, bài học ý nghĩa mà không hề khô khan, nhàm chán.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 6

Câu 6 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Phương pháp giải:

Từ nội dung truyện ngắn và những thông điệp tác giả ngầm gửi gắm tới người đọc, bày tỏ quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Con người và tự nhiên vốn là hai thứ luôn tồn tại song hành, bổ sung và tương trợ lẫn nhau. 

Xem thêm cách soạn khác

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close