Khái niệm nguyên tố vi lượng

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, thường chiếm một phần nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể. Các nguyên tố vi lượng thường gặp là: Fe, Ca, Mn, I, Zn, Cu, ... Dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể, nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể như: tham gia caaso tạo các enzyme, vận chuyển các chất trong cơ thể ...

NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

Nguyên tố vi lượng là gì?

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, thường chiếm một phần nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể.

Các nguyên tố vi lượng thường gặp là: Sắt (Fe), Calci (Ca), Iodine (I), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn) …

Nguyên tố vi lượng đóng vai trò gì trong cơ thể sống?

Dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể, nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể như:

  • Vận chuyển các chất trong cơ thể. 

    Ví dụ: Fe tham gia cấu tạo nên Hemoglobin trong hồng cầu, yếu tố giúp vận chuyển O2 đi nuôi cả cơ thể.

  • Tham gia cấu tạo nhiều loại enzyme khác nhau của cơ thể.

    Ví dụ: Iodine là thành phần của hormone thyroxine - hormone sinh trưởng được tuyến giáp tiết ra giúp cơ thể phát triển bình thường. 

  • Tham gia cấu trúc nhiều cơ quan của cơ thể.

    Ví dụ: Calci (Ca) là thành phần chính cấu tạo xương của cơ thể người.

Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu các nguyên tố vi lượng?

Ở thực vật, khi cơ thể thiếu nguyên tố nào đó sẽ biểu hiện rõ nhất ở lá.

Dựa vào đó, người nông dân sẽ lựa chọn loại phân bón phù hợp để cung cấp cho cây trồng.

Ở cơ thể người, thiếu các nguyên tố vi lượng có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh tật.

Ví dụ: Thiếu Iodine (I) gây ra bệnh bướu cổ; thiếu Calci (Ca) gây loãng xương ở người già; thiếu Sắt (Fe) gây ra bệnh thiếu máu.


  • Khái niệm nước và vai trò của nước đối với sự sống

    Nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Một số vai trò chủ yếu của nước trong cơ thể như: cấu tọa nên tế bào và cơ thể; dung môi hòa tan các chất; vừa là môi trường vừa là chất tham gia các phản ứng sinh hóa trong tế bào; điều hòa nhiệt độ cơ thể ...

  • Khái niệm khái quát về các phân tử sinh học

    Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. Có 4 loại phân tử sinh học chính bao gồm: protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Các phân tử sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc, chức năng và quá trình kiểm soát môi trường bên trong tế bào và cơ thể.

  • Khái niệm carbohydrate

    Carbohydrate hay chất đường bột, là phân tử sinh học được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)m. Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và có tính khử. Carbohydrate được chia thành 3 nhóm tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử: đường đơn, đường đôi và đường đa.

  • Khái niệm lipid

    Lipid (hay còn gọi là chất béo) một nhóm chất đa dạng về cấu trúc nhưng mang đặc tính chung là kị nước. Lipid bao gồm mỡ động vật, hormone sinh dục, dầu thực vật, phospholipid, sáp, một số sắc tố và vitamin. Lipid đóng rất nhiều vai trò đối với cơ thể: dự trữ và cung cấp năng lượng, cấu tạo tế bào và cơ thể, điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể, ...

  • Khái niệm protein

    Protein là đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật, chúng là sản phẩm cuối cùng của gene đảm nhận nhiều chức năng của cơ thể. Protein được tạo thành từ 4 nguyên tố hóa học là C, H, O, N. Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một amino acid. Protein có 4 bậc cấu trúc tạo nên cấu hình không gian.

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close