Luyện từ và câu - Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 6, 7, 8

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Luyện từ và câu - Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 6, 7, 8 VBT Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1: Ghi kết quả phân tích các tiếng trong câu tục ngữ sau vào bảng :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Ghi kết quả phân tích các tiếng trong câu tục ngữ sau vào bảng :

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

khôn

kh

ôn

ngang

ngoan

 

 

 

đối

 

 

 

đáp

 

 

 

người

 

 

 

ngoài

 

 

 

 

 

 

cùng

 

 

 

một

 

 

 

mẹ

 

 

 

chớ

 

 

 

hoài

 

 

 

đá

 

 

 

nhau

 

 

 

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải chi tiết:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

khôn

kh

ôn

ngang

ngoan

ng

oan

ngang

đối

d

ôi

sắc

đáp

đ

ap

sắc

người

ng

ươi

huyền

ngoài

ng

oai

huyền

g

a

huyền

cùng

c

ung

huyền

một

m

ôt

nặng

mẹ

m

e

nặng

chớ

ch

ơ

sắc

hoài

h

oai

huyền

đá

đ

a

sắc

nhau

nh

au

ngang

Câu 2

Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên là :.............

Phương pháp giải:

Em đọc lại câu tục ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên là: ngoài - hoài

Câu 3

Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. Cho biết cặp tiếng nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp tiếng nào có vần giống nhau không hoàn toàn :

                          Chú bé loắt choắt

                          Cái xắc xinh xinh

                          Cái chân thoân thoát

                          Cái đầu nghênh nghênh.

- Những cặp tiếng bắt vần với nhau : choắt - thoắt, ..............

- Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn :.................

- Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn :....................

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

-  Những cặp tiếng bắt vần với nhau: loắt - choắt - thoắt, xinh - nghênh.

-  Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn : choắt- thoắt (vần “oắt”).

-  Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh - nghênh (vần “inh”, "ênh").

Câu 4

Nhận xét: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng:

Phương pháp giải:

Từ các trường hợp em vừa làm hãy rút ra nhận xét về các trường hợp bắt vần có thể có.

Lời giải chi tiết:

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng : có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Câu 5

Giải câu đố :

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hoá ra béo tròn

Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

Là các chữ: ....

Phương pháp giải:

- Chữ thứ nhất = chữ thứ ba bỏ đầu + bé nhất nhà

- Chữ thứ hai = chữ thứ nhất bỏ đuôi + béo tròn

- Chữ thứ ba = hình dáng thon thon + gắn bó với học trò

Lời giải chi tiết:

Giải câu đố :

Là chữ: út, ú, bút.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close