Toán lớp 5 Bài 169. Ôn tập về xác suất - SGK Bình MinhGieo 1 con xúc xắc. Nêu “có thể”, “không thể” hoặc “chắc chắn” thay cho (?) Gieo một hạt đậu và một hạt ngô vào chậu đất ẩm. Nêu các khả năng có thể xảy ra. Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm: Chơi theo nhóm 4: trong hộp có 1 bóng đỏ và 3 bóng xanh. Một bạn dùng băng che mắt, lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp, sau đó để bóng trở lại hộp.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 100 SGK Toán 5 Bình Minh Gieo 1 con xúc xắc. Nêu “có thể”, “không thể” hoặc “chắc chắn” thay cho (?) a) (?) xuất hiện mặt 6 chấm. b) (?) xuất hiện mặt 1 chấm. c) (?) xuất hiện mặt 7 chấm. d) (?) xuất hiện mặt có chấm. Phương pháp giải: Gieo 1 con xúc xắc và điền chữ thích hợp vào dấu ?. Lời giải chi tiết: a) Có thể xuất hiện mặt 6 chấm. b) Có thể xuất hiện mặt 1 chấm. c) Không thể xuất hiện mặt 7 chấm. d) Chắc chắn xuất hiện mặt có chấm. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 100 SGK Toán 5 Bình Minh Gieo một hạt đậu và một hạt ngô vào chậu đất ẩm. Nêu các khả năng có thể xảy ra. Phương pháp giải: Dự đoán các khả năng có thể xảy ra. Lời giải chi tiết: Gieo một hạt đậu và một hạt ngô vào chậu đất ẩm thì các khả năng có thể xảy ra là: - Cả hai hạt đều nảy mầm. - Chỉ có hạt đậu nảy mầm. - Chỉ có hạt ngô nảy mầm. - Không hạt nào nảy mầm. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 100 SGK Toán 5 Bình Minh Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm: a) Một bạn hai tay nắm kín, một tay có bi và tay kia không có bi. Bạn thứ hai đoán xem trong tay nào có bi. Bạn thứ ba thống kê kết quả, chẳng hạn: Bạn Hoa đoán đúng: Bạn Mai đoán đúng: b) Các bạn đổi vai trò để mỗi bạn được đoán ba lần. Ai đoán đúng nhiều hơn là người thắng cuộc. Phương pháp giải: Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm. Lời giải chi tiết: Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm, thống kê kết quả. Người đoán đúng nhiều hơn là người thắng cuộc. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 100 SGK Toán 5 Bình Minh Chơi theo nhóm 4: trong hộp có 1 bóng đỏ và 3 bóng xanh. Một bạn dùng băng che mắt, lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp, sau đó để bóng trở lại hộp. Một bạn thống kê kết quả, chẳng hạn: Lấy được bóng màu xanh: Lấy được bóng màu đỏ: a) Sau 10 lần lặp lại như thế, mỗi nhóm tính tỉ số của: Số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng; Số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng. b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm. Phương pháp giải: Chơi theo nhóm 4. a) - Tỉ số của số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng = số lần lấy được bóng đỏ : tổng số lần lấy bóng - Tỉ số của số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng = số lần lấy được bóng xanh : tổng số lần lấy bóng b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm. Lời giải chi tiết: Chẳng hạn: Lấy được bóng màu xanh: Lấy được bóng màu đỏ: a) - Tỉ số của số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng là 6 : 10 hay \[\frac{6}{{10}}\]. - Tỉ số của số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng là 4 : 10 hay \[\frac{4}{{10}}\]. b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm.
|