Toán lớp 5 Bài 166. Ôn tập về toán chuyển động đều - SGK Bình MinhSố? Khả năng di chuyển của một số loài vật được cho trong bảng dưới: Lúc 8 giờ 30 phút, bác Hùng đi ô tô từ Hà Nội về quê với vận tốc 50 km/h. Quãng đường AB dài 3 km. Một người xuất phát từ A chạy về phía B với vận tốc 18 km/h.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh Số? Phương pháp giải: Áp dụng công thức: s = v × t; t = s : v; v = s : t Lời giải chi tiết: Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh a) Số? Khả năng di chuyển của một số loài vật được cho trong bảng dưới: b) Trong các loài vật kể trên loài nào di chuyển nhanh nhất, loài nào di chuyển chậm nhất? Phương pháp giải: a) Tính vận tốc của các con vật = quãng đường : thời gian b) So sánh vận tốc các con vật. Lời giải chi tiết: a) - Hàng thứ nhất: Đổi 30 phút = 0,5 giờ. Vận tốc = 56 : 0,5 = 112 km/h - Hàng thứ 2: Đổi 48 500 m = 48,5 km; 15 phút = 0,25 giờ. Vận tốc = 48,5 : 0,25 = 194 km/h - Hàng thứ 3: Đổi 100 000 m = 100 km Vận tốc = 100 : 2 = 50 km/h Ta có bảng: b) Ta có: 50 < 112 < 194 nên Vận tốc cá kiếm < báo đốm < đại bàng Vậy đại bàng di chuyển nhanh nhất, cá kiếm di chuyển chậm nhất. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh Lúc 8 giờ 30 phút, bác Hùng đi ô tô từ Hà Nội về quê với vận tốc 50 km/h. Hỏi lúc mấy giờ thì bác Hùng về tới quê? Biết rằng quãng đường từ Hà Nội về đến quê dài 110 km. Phương pháp giải: - Tính thời gian đi từ Hà Nội về đến quê = quãng đường : vận tốc - Tính thời gian về tới quê = thời gian xuất phát + thời gian đi từ Hà Nội về đến quê Lời giải chi tiết: Thời gian đi từ Hà Nội về đến quê là: 110 : 50 = 2,2 (giờ) 2,2 giờ = 2 giờ 12 phút Bác Hùng về tới quê lúc: 8 giờ 30 phút + 2 giờ 12 phút = 10 giờ 42 phút Đáp số: 10 giờ 42 phút. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh Số? Quãng đường AB dài 3 km. Một người xuất phát từ A chạy về phía B với vận tốc 18 km/h. Cùng lúc đó một người đi xe đạp xuất phát từ B đi về phía A. Sau 6 phút hai người gặp nhau. Vận tốc của người đi xe đạp là (?) km/h. Phương pháp giải: - Vì 2 người chuyển động ngược chiều nên thời gian để hai xe gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc (Xem lại nội dung Bài 141 – bài tập 4) Suy ra: tổng vận tốc của 2 người = quãng đường : thời gian gặp nhau - Tính vận tốc người đi xe đạp = tổng vận tốc của 2 người – vận tốc người chạy bộ Lời giải chi tiết: Đổi: 6 phút = 0,1 giờ Tổng vận tốc của hai người là: 3 : 0,1 = 30 (km/h) Vận tốc người đi xe đạp là: 30 – 18 = 12 (km/h) Vậy Vận tốc của người đi xe đạp là 12 km/h.
|