Bài 9. Văn hoá tiêu dùng - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Hoạt động nào được xem là động lực kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy đánh dấuvào câu trả lời đúng.

 

Hoạt động nào được xem là động lực kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển?

☐ a. Mua bán.

☐ b. Trao đổi.

☐ c. Tích trữ.

☐ d. Tiêu dùng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Mua bán.

☐ b. Trao đổi.

☐ c. Tích trữ.

☑ d. Tiêu dùng.

Giải thích:Khái niệm: Tiêu dùng là mục đích, động lực của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Câu 2

Tiêu dùng là mục đích của sản xuất vì

☐ a. tiêu dùng giúp người mua thoả mãn nhu cầu.

☐ b. tiêu dùng giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng.

☐ c. không có tiêu dùng, sản xuất không có ý nghĩa, không có giá trị.

☐ d. tiêu dùng thúc đẩy văn hoá – xã hội phát triển, từ đó sản xuất sẽ phát triển theo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☑ a. tiêu dùng giúp người mua thoả mãn nhu cầu.

☐ b. tiêu dùng giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng.

☐ c. không có tiêu dùng, sản xuất không có ý nghĩa, không có giá trị.

☐ d. tiêu dùng thúc đẩy văn hoá – xã hội phát triển, từ đó sản xuất sẽ phát triển theo.

Giải thích:Tiêu dùng là mục đích của sản xuất vì tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của người mua, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.

Câu 3

Tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí,... tạo nên tập quán tiêu dùng, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định được gọi là

☐ a. văn hoá sản xuất.

☐ b. văn hoá kinh doanh.

☐ c. văn hoá tiêu dùng.

☐ d. văn hoá ứng xử.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. văn hoá sản xuất.

☐ b. văn hoá kinh doanh.

☑ c. văn hoá tiêu dùng.

☐ d. văn hoá ứng xử.

Giải thích:Văn hóa tiêu dùng là tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí,... tạo nên tập quán tiêu dùng, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định.

Câu 4

Vai trò của văn hoá tiêu dùng được thể hiện khi 

☐ a. thị trường hoạt động ổn định.

☐ b. người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trong nền kinh tế.

☐ c. giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

☐ d. kết nối quan hệ mua – bán.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. thị trường hoạt động ổn định.

☐ b. người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trong nền kinh tế.

☑ c. giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

☐ d. kết nối quan hệ mua – bán.

Giải thích:Vai trò của văn hóa tiêu dùng:

- Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại.

- Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

Câu 5

Trường hợp nào sau đây chưa thể hiện văn hoá trong tiêu dùng? 

☐ a. Siêu thị M đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng sản phẩm không sử dụng túi ni lông cho khách hàng.

☐ b. Đàn lợn chết do dịch bệnh, ông B chủ động mang đi tiêu huỷ để không làm dịch lây lan.

☐ c. Chị A chen lấn, không xếp hàng chờ thanh toán khi mua hàng trong siêu thị.

☐ d. Cửa hàng C chủ động nhận lỗi, đối sản phẩm, giảm giá cho khách khi phát hiện sản phẩm đã bán bị hỏng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Siêu thị M đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng sản phẩm không sử dụng túi ni lông cho khách hàng.

☐ b. Đàn lợn chết do dịch bệnh, ông B chủ động mang đi tiêu huỷ để không làm dịch lây lan.

☑ c. Chị A chen lấn, không xếp hàng chờ thanh toán khi mua hàng trong siêu thị.

☐ d. Cửa hàng C chủ động nhận lỗi, đối sản phẩm, giảm giá cho khách khi phát hiện sản phẩm đã bán bị hỏng.

Giải thích:Trường hợp chưa thể hiện văn hóa trong tiêu dùng là chị A chen lấn, không xếp hàng chờ thanh toán khi mua hàng trong siêu thị.

Câu 6

Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?

☐ a. Tính hợp lí.

☐ b. Tính giá trị.

☐ c. Tính kế thừa.

☐ d. Tính thời đại.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Tính hợp lí.

☐ b. Tính giá trị.

☑ c. Tính kế thừa.

☐ d. Tính thời đại.

Giải thích:Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện đặc điểm tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Câu 7

Tính giá trị trong văn hoá tiêu dùng được thể hiện như thế nào?

☐ a. Tiêu dùng chú trọng vào giá thành, mẫu mã của sản phẩm.

☐ b. Tiêu dùng dựa trên thu nhập, nhu cầu của người tiêu dùng.

☐ c. Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.

☐ d. Tiêu dùng hướng tới số lượng, giá thành sản phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Tiêu dùng chú trọng vào giá thành, mẫu mã của sản phẩm.

☐ b. Tiêu dùng dựa trên thu nhập, nhu cầu của người tiêu dùng.

☑ c. Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.

☐ d. Tiêu dùng hướng tới số lượng, giá thành sản phẩm.

Giải thích:Tính giá trị: Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.

Câu 8

Anh H ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm, điều này thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?

☐ a. Tính giá trị.

☐ b. Tính thời đại.

☐ c. Tính kế thừa.

☐ d. Tính hợp lí.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Tính giá trị.

☑ b. Tính thời đại.

☐ c. Tính kế thừa.

☐ d. Tính hợp lí.

Giải thích:Anh H ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm, điều này thể hiện đặc điểm của tính thời đại trong văn hoá tiêu dùng.

Câu 9

Chị M lên kế hoạch mua sắm mỗi tuần dựa trên thu nhập, nhu cầu của bản thân và gia đình, việc làm của chị M thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?

☐ a. Tính giá trị.

☐ b. Tính thời đại. 

☐ c. Tính kế thừa. 

☐ d. Tính hợp lí.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Tính giá trị.

☐ b. Tính thời đại. 

☐ c. Tính kế thừa. 

☑ d. Tính hợp lí.

Giải thích:Chị M lên kế hoạch mua sắm mỗi tuần dựa trên thu nhập, nhu cầu của bản thân và gia đình, việc làm của chị M thể hiện đặc điểm tính hợp lí trong văn hoá tiêu dùng.

Câu 10

Xây dựng văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam là trách nhiệm của

☐ a. Nhà nước và doanh nghiệp.

☐ b. Nhà nước và người tiêu dùng.

☐ c. Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

☐ d. Người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 9. Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Nhà nước và doanh nghiệp.

☐ b. Nhà nước và người tiêu dùng.

☑ c. Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

☐ d. Người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Giải thích:Xây dựng văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

LT 1

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh có vai trò thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

b. Văn hoá tiêu dùng của mỗi cộng dâng, dân tộc được thể hiện ở tâm lí, phong tục, tập quán,... của họ.

c. Chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế chịu sự tác động rất lớn từ văn hoá tiêu dùng.

d. Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong tiêu dùng của dân tộc.

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với các nhận định đó. Giải thích. 

Lời giải chi tiết:

a. Em đồng tình với nhận định này. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Sản phẩm xanh thường đảm bảo rằng các quy trình sản xuất và sử dụng không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất công nghiệp. Điều này có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển bền vững.

b. Em đồng tình với nhận định này. Văn hoá tiêu dùng thường phản ánh tâm lý và cách sống của mỗi cộng đồng, dân tộc. Phong tục, tập quán, và thói quen tiêu dùng đặc trưng cho mỗi người dân và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo tồn văn hoá của họ.

c. Em đồng tình với nhận định này. Văn hoá tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến chiến lược sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp cần hiểu và phản ánh văn hoá tiêu dùng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

d. Em đồng tình với nhận định này. Văn hoá tiêu dùng thường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của một dân tộc. Cách mua sắm, tiêu dùng và ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ có thể được lấy từ các giá trị truyền thống và văn hoá của một cộng đồng.

LT 2

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1. 

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm địa phương, nội địa. Họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, xanh, an toàn, đảm bảo chất lượng. Nắm bắt được xu hướng này, hệ thống siêu thị, cửa hàng C đã đẩy mạnh kết nối với các nhà sản xuất trong nước, chủ động tạo nguồn cung, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao.

Trường hợp 2. 

Ở thị trường thành phố H, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đây là việc làm tích cực, tuyên truyền cho người dân về ý thức tái sử dụng những gì có thể sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra một hướng kinh doanh mới, hình thành lối sống hiện đại, văn minh.

Nêu suy nghĩ của em về việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên. Từ đó, trình bày vai trò của văn hoá tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp 1: Người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm địa phương, nội địa với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, xanh, và an toàn đã phản ánh sự quan tâm của họ đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị và cửa hàng C đã nhận biết và nắm bắt được xu hướng này bằng cách tạo nguồn cung từ các nhà sản xuất trong nước và duy trì giá cả ổn định. Họ đã chủ động đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

- Trường hợp 2: Việc sử dụng quần áo đã qua sử dụng của các thương hiệu nổi tiếng tại thành phố H là một hành động tích cực và có ý nghĩa môi trường. Điều này thể hiện ý thức tái sử dụng và giúp giảm lượng rác thải và tài nguyên tiêu hao. Đồng thời, việc này mở ra một hướng kinh doanh mới cho các cửa hàng và cung cấp lựa chọn bổ ích cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc tuyên truyền về ý thức môi trường cũng có tác động tích cực đến lối sống hiện đại và văn minh, thúc đẩy nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Vai trò của văn hóa tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

+ Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại.

+ Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

LT 3

Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. 

Hưởng ứng chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, doanh nghiệp A tích cực cải tiến mẫu mã, đầu tư chất lượng sản phẩm, chú ý đến sức khoẻ của người tiêu dùng, yếu tố môi trường... Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện thiết thực, hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Trường hợp 2. 

Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, bạn A cùng với các bạn trong lớp 11B đã tích cực hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các bạn tích cực vận động mọi người nhận thức đúng đắn về chất lượng hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam. Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt là việc làm biểu hiện lòng yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và nhận xét về biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của các chủ thể trong các trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: Biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của doanh nghiệp A cho thấy họ tập trung vào việc cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt hơn và bảo vệ môi trường. Họ cũng tham gia vào cuộc vận động "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích", thể hiện tầm nhìn và cam kết của họ đối với sự phát triển và phát triển của thương hiệu Việt Nam. Điều này giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo dấu ấn tích cực trong văn hoá tiêu dùng.

Trường hợp 2: Hành động của bạn A cùng với các bạn trong lớp 11B không chỉ thể hiện lòng yêu nước mà còn góp phần định hình và xây dựng một phần trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, khuyến khích sự tự hào về sản phẩm trong nước và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh trong nước.

LT 4

Hãy đọc các trường hợp sau và cho biết em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào nếu em là người thân của các chủ thể.

Trường hợp 1. 

Em và bạn M cùng nhau vào quán ăn tự phục vụ. Ăn xong, bạn M ra về mà không dọn dẹp bàn ăn sạch sẽ.

Trường hợp 2. 

Dù có thu nhập thấp nhưng chị A thường xuyên mua sắm và thanh toán bằng thẻ ghi nợ ngân hàng trên các ứng dụng.

Trường hợp 3. 

Anh T thường so sánh và chế bai sự khác biệt giữa các địa phương, những đặc sản vùng miền khi lựa chọn tiêu dùng các mặt hàng ẩm thực như mì, bún, rau quả, trái cây,...

Trường hợp 4. 

Để sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp H thường xả trực tiếp chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và đưa ra lời khuyên cho các chủ thể trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: Em sẽ khuyên bạn M rằng việc giữ bàn ăn sạch sẽ là trách nhiệm của mỗi người dùng, và việc dọn dẹp sau khi ăn giúp duy trì môi trường ăn uống tốt cho mọi người và tôn trọng công việc của nhân viên quán.

Trường hợp 2: Em sẽ khuyên chị A nên quản lý tài chính và sử dụng thẻ ghi nợ cẩn thận hơn. Việc thanh toán qua thẻ ghi nợ trên các ứng dụng cần được kiểm soát để tránh việc sau này dính phải tình trạng nợ xấu.

Trường hợp 3: Em sẽ khuyên anh T rằng mỗi địa phương và vùng miền đều có đặc sản riêng, và đôi khi việc ủng hộ sản phẩm địa phương có thể giúp cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, không nên chê bai như vậy vì như thế là thiếu tôn trọng.

Trường hợp 4: Em sẽ khuyên doanh nghiệp H hãy tuân thủ các quy tắc về xử lý chất thải. Xả chất thải ra môi trường gây ô nhiễm và làm hại môi trường và sức khỏe con người. Họ cần tìm cách thân thiện hơn với môi trường, có biện pháp xử lý chất thải tốt hơn để đảm bảo sự bền vững và tôn trọng môi trường.

VD

Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu và viết bài nhận xét về đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Người tiêu dùng Hà Nội ngày càng yêu thích hàng Việt

Những năm gần đây, việc lựa chọn các mặt hàng “made in Viet Nam” đã và đang trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều người dân Hà Nội. Chính sự đổi mới, chú trọng chất lượng đang mang lại cho hàng Việt chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Giữa “cơn bão” hàng ngoại nhập, tinh thần ủng hộ hàng nội từ phía người tiêu dùng ngày càng nâng cao. Giờ đây, tâm lý ‘sính ngoại’ không còn là rào cản đối với thương hiệu Việt bởi các doanh nghiệp trong nước thực sự quan tâm đến thị hiếu khách hàng, bên cạnh đó không ngừng nỗ lực để tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn.

Khảo sát cho thấy, 92% người tiêu dùng được hỏi cho biết rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt, 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè lựa chọn sử dụng hàng Việt khi mua sắm. 

Nhiều năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong trong cả nước về thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Với các hình thức, hoạt động phong phú, thiết thực, sau 10 năm triển khai, cuộc vận động đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong mua sắm và sử dụng hàng Việt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt phát triển, góp phần ổn định và phát triển kinh tế thành phố.

Hàng Việt đang chiếm ưu thế tại các siêu thị cho thấy niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm có xuất xứ trong nước đang lên cao.

Cụ thể, thời gian qua, Hà Nội triển khai nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm hàng Việt giá trị gia tăng cao, có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Thành phố cũng đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đến năm 2018, 100% cơ quan, đơn vị có thủ tục hành chính giao dịch với tổ chức và công dân đã xây dựng, ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính...

Theo ghi nhận, những giải pháp này cải cách hành chính này đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố và được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ.

Theo Sở Công thương Hà Nội, đến nay các doanh nghiệp trên địa bàn rất tích cực hưởng ứng cuộc vận động bằng cách đầu tư, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản lý. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị cũng chủ động tiết kiệm chi phí gián tiếp để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự đa dạng mẫu mã hàng hóa, giảm giá thành, tăng cường quảng bá, coi trọng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Các đơn vị chức năng cũng từng bước thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy nhiều mặt tích cực, trong đó doanh nghiệp Việt giữ vững được thị trường nội địa. Bên cạnh đó, tâm lý người tiêu dùng cũng dần thay đổi từ sính ngoại chuyển sang ngày càng yêu thích hàng Việt. Hiện nay, tỷ lệ hàng Việt ở hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị tại Hà Nội đều chiếm trên 90%: “Bước đầu tổ chức triển khai nhiều doanh nghiệp còn chưa mặn mà với chương trình. Tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, các đơn vị này thấy thị trường ngay trên sân nhà còn bỏ trống rất nhiều. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó các doanh nghiệp đã nhận thức được để có kế hoạch đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng”.

Có thể nói, với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, những năm qua Ban chỉ đạo các cấp ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội đã tập trung sâu sát và toàn diện trong công tác tuyên truyền. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, từng bước xây dựng nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người dân thủ đô.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close