Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạoÝ tưởng kinh doanh là a. những suy nghĩ, quan điểm mới mẻ mà người kinh doanh có thể nghĩ ra trong quá trình làm việc. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Hãy đánh dấu ✓vào câu trả lời đúng.
Ý tưởng kinh doanh là ☐ a. những suy nghĩ, quan điểm mới mẻ mà người kinh doanh có thể nghĩ ra trong quá trình làm việc. ☐ b. những hành động sáng tạo trong quá trình làm việc, giúp tăng năng suất lao động và tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp. ☐ c. những suy nghĩ, hành động sáng tạo, khả thi có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. ☐ d. tạo ra các sản phẩm thoả mãn được nhu cầu, giải quyết được các vấn đề của thị trường. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. những suy nghĩ, quan điểm mới mẻ mà người kinh doanh có thể nghĩ ra trong quá trình làm việc. ☐ b. những hành động sáng tạo trong quá trình làm việc, giúp tăng năng suất lao động và tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp. ☑ c. những suy nghĩ, hành động sáng tạo, khả thi có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. ☐ d. tạo ra các sản phẩm thoả mãn được nhu cầu, giải quyết được các vấn đề của thị trường. Giải thích:Khái niệm: Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh. Câu 2 Ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa ☐ a. thu hút khách hàng bằng dịch vụ hậu mãi. ☐ b. thoả mãn được nhu cầu thị trường. ☐ c. phục vụ khách hàng với chi phí thấp. ☐ d. thoả mãn khách hàng ở phân khúc cao hơn. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. thu hút khách hàng bằng dịch vụ hậu mãi. ☑ b. thoả mãn được nhu cầu thị trường. ☐ c. phục vụ khách hàng với chi phí thấp. ☐ d. thoả mãn khách hàng ở phân khúc cao hơn. Giải thích:Ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa thoả mãn được nhu cầu thị trường. Câu 3 Cơ hội kinh doanh là ☐ a. nhận ra sản phẩm đang có nhu cầu cao có thể tăng giá. ☐ b. những thông tin thị trường hữu ích cho hoạt động kinh doanh. ☐ c. mở rộng thị trường vi nhu cầu sản phẩm dạng tăng cao. ☐ d. cơ hội để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. nhận ra sản phẩm đang có nhu cầu cao có thể tăng giá. ☐ b. những thông tin thị trường hữu ích cho hoạt động kinh doanh. ☐ c. mở rộng thị trường vi nhu cầu sản phẩm dạng tăng cao. ☑ d. cơ hội để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giải thích:Khái niệm: Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận). Câu 4 Doanh nghiệp cần xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh để ☐ a. giúp doanh nghiệp lựa chọn ra được một cơ hội phù hợp. ☐ b. tạo ra được sản phẩm/ dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường. ☐ c. quyết định sự phát triển hay trì trệ của doanh nghiệp. ☐ d. thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. giúp doanh nghiệp lựa chọn ra được một cơ hội phù hợp. ☐ b. tạo ra được sản phẩm/ dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường. ☐ c. quyết định sự phát triển hay trì trệ của doanh nghiệp. ☐ d. thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Giải thích:Tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh: - Lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. - Tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Câu 5 Ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? ☐ a. Mở rộng được thị trường của doanh nghiệp. ☐ b. Tiêu thụ được nhiều sản phẩm với chi phí sản xuất thấp. ☐ c. Đạt được thị phần cao nhất trong lĩnh vực. ☐ d.Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Mở rộng được thị trường của doanh nghiệp. ☐ b. Tiêu thụ được nhiều sản phẩm với chi phí sản xuất thấp. ☐ c. Đạt được thị phần cao nhất trong lĩnh vực. ☑ d.Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giải thích:Ý nghĩa của ý tưởng kinh doanh: - Tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. - Đáp ứng sự biến động của thị trường. Câu 6 Cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội kinh doanh chứa đựng đủ ☐ a. tính hấp dẫn, tính ổn định, tính bền vững và tính duy trì. ☐ b. tỉnh hấp dẫn, tính khả thi, tính bền vững và tính duy trì. ☐ c tính phát triển, tính biến động, tính duy trì và nhu cầu của người tiêu dùng. ☐ d. tính biến động, tính duy trì, tính khả thi và tính phát triển. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. tính hấp dẫn, tính ổn định, tính bền vững và tính duy trì. ☐ b. tỉnh hấp dẫn, tính khả thi, tính bền vững và tính duy trì. ☐ c tính phát triển, tính biến động, tính duy trì và nhu cầu của người tiêu dùng. ☐ d. tính biến động, tính duy trì, tính khả thi và tính phát triển. Giải thích:Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng. Câu 7 Do có tay nghề làm mộc, có nhà xưởng rộng và nhu cầu về sản phẩm gỗ luôn được thị trường ưa chuộng nên anh T có dự định mở một xưởng mộc cung cấp các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Ý tưởng của anh A bắt đầu từ các nguồn nào? ☐ a. Nhu cầu bên ngoài từ thị trường. ☐ b. Sức mạnh bên trong từ tay nghề. ☐ c. Khả năng huy động nguồn lực. ☐ d. Tất cả phương án trên đều đúng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Nhu cầu bên ngoài từ thị trường. ☐ b. Sức mạnh bên trong từ tay nghề. ☐ c. Khả năng huy động nguồn lực. ☑ d. Tất cả phương án trên đều đúng. Giải thích:Ý tưởng mở một xưởng mộc cung cấp các sản phẩm thủ công mĩ nghệ của anh A bắt nguồn từ nhiều nguồn: - Nhu cầu bên ngoài từ thị trường do nhu cầu về sản phẩm gỗ luôn được thị trường ưa chuộng. - Sức mạnh bên trong từ tay nghề khi anh A có tay nghề làm mộc. - Khả năng huy động nguồn lực từ việc nhà anh A có nhà xưởng rộng, có thể dễ dàng làm xưởng mộc. Câu 8 Doanh nghiệp B muốn mở rộng thị trường sang một lĩnh vực mới, để xác định xem lĩnh vực đó có xây dựng được ý tưởng kinh doanh hay không, doanh nghiệp B cần làm gì đầu tiên? ☐ a. Kiểm tra ở lĩnh vực đó, sản phẩm của công ty có thể triển khai được hay không. ☐ b. Lên kế hoạch cụ thể cho từng bước hành động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. ☐ c. Đẩy nhanh việc quảng cáo, truyền thông để chiếm lĩnh thị trường. ☐ d. Liên kết với nhiều đơn vị địa phương để có thể dễ dàng thảm nhập được thị trường. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Kiểm tra ở lĩnh vực đó, sản phẩm của công ty có thể triển khai được hay không. ☐ b. Lên kế hoạch cụ thể cho từng bước hành động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. ☐ c. Đẩy nhanh việc quảng cáo, truyền thông để chiếm lĩnh thị trường. ☐ d. Liên kết với nhiều đơn vị địa phương để có thể dễ dàng thảm nhập được thị trường. Giải thích:Doanh nghiệp B muốn mở rộng thị trường sang một lĩnh vực mới, để xác định xem lĩnh vực đó có xây dựng được ý tưởng kinh doanh hay không, doanh nghiệp B cần kiểm tra ở lĩnh vực đó, sản phẩm của công ty có thể triển khai được hay không đầu tiên vì việc đó sẽ giúp doanh nghiệp B xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mình ở lĩnh vực mới đó. Việc kiểm tra, đánh giá kĩ bao nhiêu sẽ tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Câu 9 Ý tưởng kinh doanh không quyết định yếu tố ☐ a. đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. ☐ b. cách thức tổ chức bán hàng. ☐ c. nâng cao năng suất lao động. ☐ d. hiệu quả của kinh doanh. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. ☐ b. cách thức tổ chức bán hàng. ☑ c. nâng cao năng suất lao động. ☐ d. hiệu quả của kinh doanh. Giải thích:Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh. Vì vậy, ý tưởng kinh doanh sẽ quyết định các yếu tố như đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, cách thức tổ chức bán hàng, hay hiệu quả của kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh sẽ không quyết định đến yếu tố nâng cao năng suất lao động. Câu 10 Doanh nghiệp thường xuyên tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh là ☐ a. doanh nghiệp lớn. ☐ b. doanh nghiệp vừa và nhỏ. ☐ c. doanh nghiệp mới thành lập. ☐ d. doanh nghiệp mạnh. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. doanh nghiệp lớn. ☐ b. doanh nghiệp vừa và nhỏ. ☐ c. doanh nghiệp mới thành lập. ☑ d. doanh nghiệp mạnh. Giải thích:Doanh nghiệp thường xuyên tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh là doanh nghiệp mạnh vì các doanh nghiệp mạnh sẽ dựa vào việc đánh giá, xác định các cơ hội kinh doanh để lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình. Và việc tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp đó. LT 1 Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Ý tưởng kinh doanh là một trong những hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. b. Muốn thành công trên thị trưởng, doanh nghiệp bắt buộc phải luôn có ý tưởng kinh doanh. c. Cơ hội kinh doanh chi đến khi doanh nghiệp sẵn sàng. d. Tính hấp dẫn của cơ hội là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh. e. Xây dựng kế hoạch kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. g Khi có cơ hội, cần phải nắm bắt ngay vì cơ hội chỉ đến một lần. Phương pháp giải: Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với các nhận định đó. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Đồng tình: Ý tưởng kinh doanh là một phần quan trọng trong việc tạo ra doanh thu. Nếu không có ý tưởng sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn, khách hàng sẽ khó mà mua hàng. b. Đồng tình. Trong một vài trường hợp, có những doanh nghiệp thành công bằng cách tối ưu hóa và cải tiến các ý tưởng hiện có. c. Đồng tình: Cơ hội kinh doanh có thể mất đi nếu doanh nghiệp không sẵn sàng hoặc không có khả năng thực hiện. d. Đồng tình: Tính hấp dẫn của cơ hội là một yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá cơ hội, nhưng không phải lúc nào cơ hội hấp dẫn cũng phải được nắm bắt. e. Đồng tình: Xây dựng kế hoạch kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp dự đoán và quản lý chi phí hiệu quả hơn. g. Đồng tình. Có những cơ hội thực sự độc đáo và có thể không quay lại, vì vậy chúng ta nên nắm bắt cơ hội. LT 2 Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Cuối năm là thời điểm công việc bận rộn, là dịp nhiều gia đình chủ tâm hơn trong việc thờ cúng. Tận dụng điều kiện này cũng như phát huy tay nghề và kinh nghiệm làm bếp nhiều năm của mình, chị T thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ thờ cúng. Khách hàng của chị rất đa dạng, từ người làm văn phòng, đến những người buôn bán tất bật ngày Tết hay người chưa hiểu về phong tục.... Doanh nghiệp của chị rất phát triển. - Dấu hiệu nào giúp chị T nhận ra cơ hội kinh doanh? - Chị T đã xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh đó như thế nào? Phương pháp giải: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Dấu hiệu giúp chị T nhận ra cơ hội kinh doanh là: + Nhu cầu bên ngoài từ thị trường: Cuối năm là thời điểm công việc bận rộn, là dịp nhiều gia đình chủ tâm hơn trong việc thờ cúng. + Lợi thế nội tại: Chị T có tay nghề và kinh nghiệm làm bếp nhiều năm. - Chị T đã đánh giá, xác định cơ hội kinh doanh: + Tăng cầu đối với dịch vụ thờ cúng: Cuối năm là thời điểm công việc bận rộn, nhiều gia đình chú tâm hơn trong việc thờ cúng. + Sự đa dạng của khách hàng: Chị T đã nhận thấy rằng khách hàng tiềm năng không chỉ bao gồm người làm văn phòng mà còn có những người buôn bán bận rộn và người không hiểu rõ về phong tục thờ cúng. + Kinh nghiệm và tay nghề: Chị T đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và tay nghề trong lĩnh vực làm bếp nhiều năm. ⇒ Chính vì vậy, chị T thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ thờ cúng. Và doanh nghiệp của chị rất phát triển. LT 3 Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. Việt Nam là một đất nước có thể mạnh về sản xuất lúa gạo. Nhưng một số nông dân vẫn chạy theo năng suất nên sử dụng chất hoá học vượt mức cho phép. Nhận thấy nhu cầu về gạo hữu cơ trên thị trường ngày càng cao, anh N quyết tâm nghiên cứu cách nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam. Với chuyên ngành nông nghiệp và những kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm, anh N có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi tôm đất tự nhiên. Anh bao tiêu cho nông dân; giúp nông dân bán được lúa gạo với giá thành cao. Con tôm đất được thị trường rất yêu thích nên đã mang lại giá trị kinh tế cao. - Chỉ ra những điểm mạnh của anh N đã giúp anh hình thành ý tưởng kinh doanh. - Cho biết ý tưởng kinh doanh trên tạo ra giá trị kinh tế như thế nào. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Những điểm mạnh của anh N đã giúp anh hình thành ý tưởng kinh doanh là: Anh N biết nắm bắt cơ hội kinh doanh (nhận thấy nhu cầu về gạo hữu cơ trên thị trường ngày càng cao); anh N có chuyên ngành nông nghiệp và những kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm. - Giá trị kinh tế: Giúp nông dân bán được lúa gạo với giá thành cao; tôm đất được thị trường yêu thích nên mang lại giá trị kinh tế cao. LT 4 Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Trường hợp 1. Có hai công ty sản xuất giày dép cùng cử nhân viên đến vùng sâu để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội, đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh. Khi đến nơi, hai anh nhân viên đều rất chú tầm nguyên cứu, ghi chép thông tin, chụp lại hình ảnh để làm báo cáo. Cùng một nơi, cùng một thời điểm nhưng hai bản báo cáo lại khác nhau. Anh nhân viên ở công ty thứ nhất sau khi xem xét tinh hình đã báo cáo rằng: Người dân ở đây chỉ đi chân đất, nên thị trường này không tiềm năng". Anh nhân viên ở công ty thứ hai tự tin báo cáo: "Chúng ta cần nhanh chóng phát triển kinh doanh tại đây, nơi này thật lí tưởng để kinh doanh bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang". – Em đồng tình với báo cáo của nhân viên nào? Vì sao? Trường hợp 2. Vốn có năng khiếu về ngoại ngữ cùng với kinh nghiệm nhiều năm dạy tại các trung tâm tiếng Anh, chị Y nhận thấy cơ hội thị trường lớn vì nhu cầu học tiếng Anh rất cao. Tuy nhiên, nhiều trung tâm dạy tiếng Anh liên tiếp xuất hiện là thử thách lớn đối với chị. Nhận thấy bản thân mình chưa có nhiều nguồn vốn, chị nghĩ đến phương án thành lập trung tâm quy mô nhỏ, xây dựng chương trình tiếng Anh cá nhân hoá để tạo được niềm tin với học viên. Sau khi xem xét các yếu tố, chị quyết tâm thực hiện ý tưởng kinh doanh về trung tâm tiếng Anh của mình. – Em có nhận xét gì về việc nắm bắt cơ hội để hình thành ý tưởng kinh doanh của chị Y? Trường hợp 3. Anh N cho rằng muốn xây dựng được ý tưởng kinh doanh tốt, quan trọng nhất là phải biết minh có gì. Nhưng theo anh M, phải tập trung nghiên cứu thị trường thì mới tìm ra được sản phẩm thoả mãn nhu cầu mà người tiêu dùng đang cần. – Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trường hợp 1. - Em đồng tình với báo cáo của nhân viên ở công ty thứ hai. Lý do là vì anh nhân viên này đã nhận thấy một cơ hội thị trường dựa trên nhu cầu thực tế của người dân trong vùng sâu. Mặc dù họ có thể không sở hữu giày dép, nhưng điều này không có nghĩa rằng thị trường không tiềm năng. Thay vì chỉ nhìn vào tình trạng hiện tại, anh nhân viên thứ hai đã nhận thấy tiềm năng phát triển kinh doanh bằng cách đáp ứng nhu cầu này. Điều này cho thấy anh ấy đã có tầm nhìn và khả năng nhận biết cơ hội kinh doanh trong tình hình khá khó khăn. Trường hợp 2. - Em thấy rằng chị Y đã nắm bắt cơ hội thị trường một cách thông minh và hiệu quả. Chị đã sử dụng năng khiếu ngoại ngữ và kinh nghiệm dạy học của mình để xây dựng một ý tưởng kinh doanh riêng biệt và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho học viên thông qua chương trình tiếng Anh cá nhân hoá. Điều này cho thấy chị Y đã có cái nhìn sáng tạo và khả năng tận dụng cơ hội thị trường. Trường hợp 3. - Em tán thành với ý kiến của anh N, cho rằng việc biết rõ về bản thân và cái mình có là quan trọng nhất trong việc xây dựng ý tưởng kinh doanh. Trước khi nghiên cứu thị trường, người kinh doanh cần hiểu rõ về sở trường, kỹ năng, sở thích, và sự đam mê của mình để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có thể cung cấp tốt nhất. Sau đó, họ có thể tìm hiểu thị trường để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cả hai yếu tố này - hiểu rõ bản thân và nghiên cứu thị trường - đều quan trọng, nhưng bắt đầu bằng việc biết mình có gì có thể giúp xác định hướng đi đúng đắn cho kế hoạch kinh doanh. VD Em hãy sưu tầm ba ý tưởng kinh doanh mới đã được áp dụng thành công trong thời gian gần đây và chia sẻ với các bạn. Phương pháp giải: - Em hãy sưu tầm ba ý tưởng kinh doanh mới đã được áp dụng thành công trong thời gian gần đây. - Chia sẻ với các bạn. Lời giải chi tiết: 1. Kinh doanh cafe take away Cafe take away hiểu đơn giản nhất chính là cafe mang đi. Có nghĩa là hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ khách hàng là những người mua mang về, những người bận rộn không có nhiều thời gian và mong muốn sự nhanh chóng. Kinh doanh cafe take away vừa ít tốn phí vừa hợp thị hiếu người dùng. Lý do đó đã khiến "chiếc xe cà phê mang đi" có mặt khắp mọi nẻo đường là do tính thuận tiện, giá rẻ và quen thuộc với nhiều khách hàng. Cuộc sống công nghiệp với nhịp độ cao ở các thành phố lớn sẽ khiến thời gian ngồi lê la chém gió dần dần giảm xuống, nhu cầu một ly cafe mang đi (take away) là xu hướng tất yếu của giới trẻ. Các quán cafe take away ra đời. Ưu điểm của quán cafe take away là chi phí đầu tư không lớn như các quán cafe truyền thống, hoạt động linh hoạt, khách hàng đông đảo.
2. Kinh doanh bể cá cảnh mini Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của mình cũng ngày càng trở nên phổ biến.Bên cạnh những sản phẩm trang trí quen thuộc như: hoa, cây cảnh, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn một bể cá cảnh mini để làm điểm nhấn cho tổ ấm của mình. Bên cạnh đó, nhờ vào công nghệ hiện đại, nhiều loại cá với màu sắc độc đáo được lai tạo khiến cho việc nuôi và sưu tầm cá cảnh trở nên ngày càng thu hút. Có thể nói, thị trường kinh doanh cá cảnh đang ngày càng trở nên “màu mỡ” và tiềm năng với lợi thế là vốn bỏ ra không quá lớn mà lại thu về lãi cao.
3. Kinh doanh đồ secondhand Đồ secondhand còn có nhiều tên gọi như đồ 2hand, đồ thanh lý là những bộ quần áo, túi xách, giày dép, đồng hồ, trang sức,… cũ đã được sử dụng được đem bày bán với mức giá rẻ hơn mức giá gốc. Tùy vào độ mới, chất lượng của đồ secondhand chúng sẽ được định giá khác nhau tùy vào người chủ cửa hàng. Xu hướng thanh lý quần áo cũ đang vô cùng sôi động trên các mạng xã hội và thậm chí ở ngoài đời. Không khó để tìm kiếm các chợ đồ si, đồ cũ tại Hà Nội như Đặng Văn Ngữ, Kim Liên, chợ hàng thùng, chợ Vạn Phúc, chợ Đông Tác,… Tại đây, bạn có thể tìm ra vô số món đồ rẻ đẹp có giá chỉ từ 20, 30 ngàn đồng. Dạo quanh Facebook, có hàng trăm nhóm thanh lý quần áo như Cũ người mới ta, Thanh lý quần áo, Pass, cho quần áo giá rẻ,… Xu hướng mua lại quần áo cũ hoặc đổi quần áo đang rất thịnh hành ở Việt Nam bởi chỉ cần mức giá rẻ bằng 1/2, 1/2 món đồ mới, bạn đã có những bộ đồ chất lượng. Nhiều chị em thường mua nhiều quần áo, có những bộ chỉ mặc 1-2 lần, thậm chí chưa mặc lần nào, còn nguyên tem mác có nhu cầu thanh lý để mua những bộ quần áo khác. Vì vậy, nhu cầu thanh lý quần áo secondhand là rất lớn.
|