Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Người chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của người khác thì phải chịu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 1

Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng. 

Trả lời câu hỏi 1 trang 129 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Người chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của người khác thì phải chịu 

☐ a. trách nhiệm hành chính. 

☐ b. trách nhiệm dân sự. 

☐ c. trách nhiệm hình sự. 

☐ d. trách nhiệm kỉ luật.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. trách nhiệm hành chính. 

☐ b. trách nhiệm dân sự. 

☑ c. trách nhiệm hình sự. 

☐ d. trách nhiệm kỉ luật.

Giải thích: Người chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, theo Điều 158, Bộ luật Hình sự.

Bài tập 1 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 129 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là 

a. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 

☐ b. ai cũng có quyền vào chỗ ở của người khác mà không cần người đó đồng ý. 

☐ c không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ các cơ quan công an. 

☐ d. ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☑ a. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 

☐ b. ai cũng có quyền vào chỗ ở của người khác mà không cần người đó đồng ý. 

☐ c không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ các cơ quan công an. 

☐ d. ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Giải thích: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 

Bài tập 1 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 129 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Tự ý vào nhà hàng xóm để lấy món đồ bỏ quên là hành vi xâm phạm 

☐ a. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

☐ b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

☐ c quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 

☐ d. quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☑ a. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

☐ b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

☐ c quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 

☐ d. quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Giải thích: Tự ý vào nhà hàng xóm để lấy món đồ bỏ quên là hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bài tập 1 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 130 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? 

☐ a. Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật. 

☐ b. Xin phép người khác trước khi vào nhà của họ. 

☐ c. Đột nhập vào chỗ ở của người khác. 

☐ d. Cản trở người khác về chỗ ở của mình. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 


Lời giải chi tiết:

☐ a. Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật. 

☑ b. Xin phép người khác trước khi vào nhà của họ. 

☐ c. Đột nhập vào chỗ ở của người khác. 

☐ d. Cản trở người khác về chỗ ở của mình.

Giải thích: Xin phép người khác trước khi vào nhà của họ là hành vi không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bài tập 1 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 130 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm 

☐ a. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

☐ b. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe 

☐ c. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

☐ d. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

☐ b. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe 

☐ c. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

☑ d. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Giải thích: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Bài tập 1 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 130 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? 

 ☐ a. Đuối người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

☐ b. Ngăn cản người lạ mặt đang mở khoá cửa vào nhà hàng xóm. 

☐ c. Căn trở người đang ở hợp pháp tại chỗ ở của họ. 

☐ d. Thách đố bạn bè xâm nhập trái phép vào chỗ ở của người khác.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. Đuối người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

☑ b. Ngăn cản người lạ mặt đang mở khoá cửa vào nhà hàng xóm. 

☐ c. Căn trở người đang ở hợp pháp tại chỗ ở của họ. 

☐ d. Thách đố bạn bè xâm nhập trái phép vào chỗ ở của người khác.

Giải thích: Hành vi thể hiện sự tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là ngăn cản người lạ mặt đang mở khoá cửa vào nhà hàng xóm.

Bài tập 1 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 130 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong các trường hợp 

☐ a. xét thấy cần thiết. 

☐ b. pháp luật quy định. 

☐ c. có sự nghi ngờ. 

☐ d. có người yêu cầu. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. xét thấy cần thiết. 

☑ b. pháp luật quy định. 

☐ c. có sự nghi ngờ. 

☐ d. có người yêu cầu. 

Giải thích: Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong các trường hợp pháp luật quy định.

Bài tập 1 8

Trả lời câu hỏi 8 trang 130 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Chỗ ở của công dân được Nhà nước bảo vệ và mọi người cần phải 

☐ a. thực hiện. 

b. chấp hành.

☐ c. tôn trọng. 

☐ d. xâm hại.


Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. thực hiện. 

☐ b. chấp hành.

☑ c. tôn trọng. 

☐ d. xâm hại. 

Giải thích: Theo Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định: 

- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 

- Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Theo đó, công dân có được quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Bài tập 1 9

Trả lời câu hỏi 9 trang 131 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Người tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù 

☐ a. từ 5 tháng đến 1 năm. 

☐ b. từ 3 tháng đến 2 năm. 

☐ c. từ 9 tháng đến 2 năm. 

☐ d. từ 2 tháng đến 1 năm. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. từ 5 tháng đến 1 năm. 

☑ b. từ 3 tháng đến 2 năm. 

☐ c. từ 9 tháng đến 2 năm. 

☐ d. từ 2 tháng đến 1 năm. 

Giải thích: Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác”.

Bài tập 1 10

Trả lời câu hỏi 10 trang 131 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 

☐ a. Tôn trọng chỗ ở của người khác. 

☐ b. Bảo đảm chỗ ở cá nhân của công dân. 

☐ c. Ngăn các hành vi tự ý khám xét chỗ ở 

☐ d. Tạo khoảng cách giữa các công dân. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. Tôn trọng chỗ ở của người khác. 

☐ b. Bảo đảm chỗ ở cá nhân của công dân. 

☐ c. Ngăn các hành vi tự ý khám xét chỗ ở 

☑ d. Tạo khoảng cách giữa các công dân. 

Giải thích: Tạo khoảng cách giữa các công dân không phải là ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Bài tập 2

Trả lời bài tập 2 trang 131 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Đọc và nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

LT 1

Trả lời bài tập 1 trang 132 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều vi phạm pháp luật. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

b. Bắt đối tượng truy nã đang trốn trong nhà người khác thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

c. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

d. Không vào chỗ ở của người khác là tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

e. Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

g. Chỉ được khám xét chỗ ở của người khác khi có quyết định của Toà án. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và cho biết nhận định đó đúng hay sai. Giải thích. 

Lời giải chi tiết:

a. Sai. Khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án, việc khám xét chỗ ở sẽ không vi phạm pháp luật.

b. Đúng. Vì đã có căn cứ để nhận định trong nhà có đối tượng truy nã.

c. Đúng. Quyền này được bảo vệ và đảm bảo bởi hệ thống pháp luật.

d. Đúng. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý

e. Sai. Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ không luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

g. Đúng. Trong nhiều trường hợp, khám xét chỗ ở của người khác yêu cầu có quyết định của Toà án. Điều này là để đảm bảo tính hợp pháp và tôn trọng quyền riêng tư của công dân.

LT 2

Trả lời bài tập 2 trang 133 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Anh A cho anh B vay tiền, tuy nhiên, anh B không có khả năng chi trả. Sau nhiều lần yêu cầu anh B trả nợ nhưng anh B vẫn không thực hiện, anh A đã thuê người đuổi anh B ra khỏi nhà để ép trả nợ. 

- Theo em, hành vi của anh A có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không? Vì sao? 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

- Trong trường hợp này, anh B cần phải làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình? 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Trường hợp 2. 

K và H chơi đá cầu ở ngoài ngõ. Do đá mạnh, quả cầu dã bay vào sân nhà ông M. Lúc này, gia đình ông M đều đi vắng. Thấy vậy, K rủ H trèo tường vào nhà ông M để lấy quả cầu. Tuy nhiên, H không đồng ý và nói K đợi gia đình ông M về rồi xin phép để vào lấy quả cầu. 

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H?

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1:

- Hành vi của anh A là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, vì anh A đã đuổi trái pháp luật anh B ra khỏi chỗ ở của anh B.

- Để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình, anh B nên lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng để được xử lí kịp thời.

Trường hợp 2: 

Việc làm của H là đáng khen ngợi, vì H đã thể hiện sự tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

LT 3

Trả lời bài tập 3 trang 134 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

 


Phương pháp giải:

Đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Lời giải chi tiết:

LT 4

Trả lời bài tập 4 trang 134 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Em cần phải làm gì để góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Nêu được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

Lời giải chi tiết:

Một số việc em cần làm để góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

- Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

- Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

- Biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

- Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

VD 1

Trả lời bài tập 1 trang 135 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy thiết kế tờ gấp tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Phương pháp giải:

Thiết kế tờ gấp tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

VD 2

Trả lời bài tập 2 trang 135 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy tìm hiểu một trường hợp mà em biết trên các phương tiện truyền thông về hành vi thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và chia sẻ cùng các bạn.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu một trường hợp trên các phương tiện truyền thông về hành vi thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Sáng Chủ nhật, H và L là học sinh lớp 11 đến nhà D, nhưng không thấy nhà D có ai ở nhà. H gọi điện thoại cho D và được biết khoảng 25 phút sau D về nhà. H bàn với L: “Nhà D không khoá cửa, chúng mình cứ vào nhà chờ D đi”. Nghe vậy, L đã từ chối và khuyên L rằng: “Tự ý vào nhà người khác là hành vi trái pháp luật, dù D là bạn thân vẫn không nên vào nhà D khi không có ai ở nhà”. Nghe theo lời L, H đã cùng L đứng đợi D ở ngoài cổng nhà.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close