Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạoNhận định nào sau đây đúng về khái niệm thất nghiệp? a. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không muốn làm việc với mức tiền lương thấp.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Hãy đánh dấu ✓vào câu trả lời đúng.
Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm thất nghiệp? ☐ a. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không muốn làm việc với mức tiền lương thấp. ☐ b. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động muốn làm việc với mức lương đủ sống. ☐ c. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc mà không tìm được việc làm như mong muốn. ☐ d. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc mà không tìm được việc làm với mức lương hiện hành. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không muốn làm việc với mức tiền lương thấp. ☐ b. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động muốn làm việc với mức lương đủ sống. ☐ c. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc mà không tìm được việc làm như mong muốn. ☑ d. Người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc mà không tìm được việc làm với mức lương hiện hành. Giải thích:Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương hiện hành. Câu 2 Nhận định nào sau đây không đúng về các loại hình thất nghiệp? ☐ a. Người lao động không chấp nhận việc làm hiện thời với mức lương thấp là thất nghiệp không tự nguyện. ☐ b. Người lao động rất muốn làm việc, nhưng không nhận được việc làm với mức lương hiện hành là thất nghiệp không tự nguyện. ☐ c. Người lao động thủ công, không tìm được việc làm trong nhà máy cơ khí là thất nghiệp cơ cấu. ☐ d. Người lao động mới tốt nghiệp đang trong thời gian tìm việc là thất nghiệp tạm thời. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Người lao động không chấp nhận việc làm hiện thời với mức lương thấp là thất nghiệp không tự nguyện. ☐ b. Người lao động rất muốn làm việc, nhưng không nhận được việc làm với mức lương hiện hành là thất nghiệp không tự nguyện. ☐ c. Người lao động thủ công, không tìm được việc làm trong nhà máy cơ khí là thất nghiệp cơ cấu. ☐ d. Người lao động mới tốt nghiệp đang trong thời gian tìm việc là thất nghiệp tạm thời. Giải thích:Người lao động không chấp nhận việc làm hiện thời với mức lương thấp là thất nghiệp không tự nguyện là sai. Đó là biểu hiện của thất nghiệp tự nguyện. Câu 3 Trong các chủ thể sau, chủ thể nào ứng với loại hình thất nghiệp cơ cấu? ☐ a. Anh B không có việc làm vì doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. ☐ b. Chị T nghỉ việc vì tiền lương không cao như mong muốn. ☐ c. Ông K mất việc vì doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến. ☐ d. Bà C phải ở nhà vì chưa xin được việc làm. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Anh B không có việc làm vì doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. ☐ b. Chị T nghỉ việc vì tiền lương không cao như mong muốn. ☑ c. Ông K mất việc vì doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến. ☐ d. Bà C phải ở nhà vì chưa xin được việc làm. Giải thích:Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành. Vì vậy ông K mất việc vì doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến là thất nghiệp cơ cấu. Câu 4 Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thất nghiệp? ☐ a. Nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản lượng giảm. ☐ b. Nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất. ☐ c. Nền kinh tế bước vào thời kì khôi phục sản xuất. ☐ d. Nền kinh tế đón nhận luồng đầu tư mới từ nước ngoài. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản lượng giảm. ☐ b. Nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất. ☐ c. Nền kinh tế bước vào thời kì khôi phục sản xuất. ☐ d. Nền kinh tế đón nhận luồng đầu tư mới từ nước ngoài. Giải thích:Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp: - Do sự vận động của nền kinh tế: + Nền kinh tế đình trệ, suy thoái, sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động. + Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới. - Do bản thân người lao động: + Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn - nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường. + Muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện hành. Câu 5 Người lao động sẽ không kiếm được việc làm trong trường hợp ☐ a. có chuyên môn vững, giỏi ngoại ngữ. ☐ b. ngoại ngữ thiếu, chuyên môn yếu. ☐ c. có chuyên môn vững, giao tiếp tốt. ☐ d. có khả năng đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong các ngành nghề hiện đại. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. có chuyên môn vững, giỏi ngoại ngữ. ☑ b. ngoại ngữ thiếu, chuyên môn yếu. ☐ c. có chuyên môn vững, giao tiếp tốt. ☐ d. có khả năng đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong các ngành nghề hiện đại. Giải thích:Bản thân người lao động thất nghiệp là do: - Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn - nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường. - Muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện hành. Câu 6 Từ sự vận động của nền kinh tế, nguyên nhân nào dưới đây sẽ dẫn đến thất nghiệp? ☐ a. Nền kinh tế bị suy thoái, cầu lao động giảm. ☐ b. Nền kinh tế bị đình trệ, cầu lao động tăng. ☐ c. Nền kinh tế có lạm phát vừa phải, cung – cầu lao động cân đối. ☐ d. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cung lao động không tăng kịp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Nền kinh tế bị suy thoái, cầu lao động giảm. ☐ b. Nền kinh tế bị đình trệ, cầu lao động tăng. ☐ c. Nền kinh tế có lạm phát vừa phải, cung – cầu lao động cân đối. ☐ d. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cung lao động không tăng kịp. Giải thích:Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp do sự vận động của nền kinh tế là: - Nền kinh tế đình trệ, suy thoái, sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động; - Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới. Câu 7 Tình trạng nhiều người lao động không kiếm được việc làm trong một thời gian dài sẽ tạo ra hậu quả gì cho nền kinh tế đất nước? ☐ a. Lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí nguồn vốn, làm suy giảm sản lượng. ☐ b. Lãng phí nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, giảm sản lượng quốc gia. ☐ c. Thu nhập của một bộ phận dân cư giảm, tiêu dùng giám, mức sống sụt giȧm. ☐ d. Thu nhập quốc dân giảm, đời sống dân cư khó khăn, tiêu dùng hạn chế. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí nguồn vốn, làm suy giảm sản lượng. ☐ b. Lãng phí nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, giảm sản lượng quốc gia. ☐ c. Thu nhập của một bộ phận dân cư giảm, tiêu dùng giám, mức sống sụt giȧm. ☐ d. Thu nhập quốc dân giảm, đời sống dân cư khó khăn, tiêu dùng hạn chế. Giải thích:Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội - Hậu quả đối với nền kinh tế: Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất; sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế; ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước. - Hậu quả đối với xã hội: Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng; tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội. Câu 8 Những người có khả năng lao động, mong muốn có việc làm với thu nhập đủ sống mà vẫn không kiếm được việc làm sẽ rơi vào tình trạng ☐ a. suy giảm tinh thần, thể chất; mai một tay nghề, chuyên môn kĩ thuật. ☐ b. lo lắng, bất mãn, dễ nổi nóng. ☐ c. bức bối, lo âu, căng thẳng, mất ngủ. ☐ d. thất vọng, bất mãn, dễ bị trầm cảm. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. suy giảm tinh thần, thể chất; mai một tay nghề, chuyên môn kĩ thuật. ☐ b. lo lắng, bất mãn, dễ nổi nóng. ☐ c. bức bối, lo âu, căng thẳng, mất ngủ. ☐ d. thất vọng, bất mãn, dễ bị trầm cảm. Giải thích:Những người có khả năng lao động, mong muốn có việc làm với thu nhập đủ sống mà vẫn không kiếm được việc làm sẽ rơi vào tình trạng suy giảm tinh thần, thể chất; mai một tay nghề, chuyên môn kĩ thuật. Câu 9 Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp bằng các chính sách ☐ a. phát triển kinh tế, chính sách tài khoá. ☐ b. hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm; chính sách an sinh xã hội. ☐ c. hỗ trợ kinh tế, chính sách tiền tệ. ☐ d. hỗ trợ lãi suất, chính sách giải quyết việc làm. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. phát triển kinh tế, chính sách tài khoá. ☑ b. hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm; chính sách an sinh xã hội. ☐ c. hỗ trợ kinh tế, chính sách tiền tệ. ☐ d. hỗ trợ lãi suất, chính sách giải quyết việc làm. Giải thích:Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách như: Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm; chính sách an sinh xã hội; chính sách giải quyết việc làm. Câu 10 Chính sách giải quyết việc làm giúp thực hiện điều gì để hạn chế tình hình thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường? ☐ a. Hỗ trợ lao động nghèo, tái đào tạo người lao động. ☐ b. Cải thiện dịch vụ thị trường lao động, tái đào tạo người lao động. ☐ c. Tạo ra nhiều việc làm công cộng, mở rộng thị trường lao động. ☐ d. Hỗ trợ khởi nghiệp, tự tạo việc làm, hỗ trợ giảm thuế đất. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Hỗ trợ lao động nghèo, tái đào tạo người lao động. ☐ b. Cải thiện dịch vụ thị trường lao động, tái đào tạo người lao động. ☑ c. Tạo ra nhiều việc làm công cộng, mở rộng thị trường lao động. ☐ d. Hỗ trợ khởi nghiệp, tự tạo việc làm, hỗ trợ giảm thuế đất. Giải thích:Chính sách giải quyết việc làm giúp hỗ trợ lao động nghèo, tái đào tạo người lao động, từ đó giúp hạn chế tình hình thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Câu 11 Các doanh nghiệp cần đến chính sách kinh tế nào của Nhà nước để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động? ☐ a. Chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lao động khó khăn. ☐ b. Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách an sinh xã hội. ☐ c. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm; chính sách an sinh xã hội. ☐ d. Chính sách phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lao động khó khăn. ☐ b. Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách an sinh xã hội. ☑ c. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm; chính sách an sinh xã hội. ☐ d. Chính sách phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội. Giải thích:Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách như: - Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm. - Chính sách an sinh xã hội. - Chính sách giải quyết việc làm. Câu 12 Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế? ☐ a. Doanh nghiệp không khai báo dây đủ danh sách công nhân tạm nghỉ việc cần tái đào tạo cho chính quyền địa phương. ☐ b. Nhà nước ban hành kịp thời chính sách giải quyết việc làm và chính sách an sinh xã hội. ☐ c. Người lao động mong muốn tham gia quá trình tái đào tạo để có việc làm mới. ☐ d. Doanh nghiệp theo sát các gói hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước và đầu tư mở rộng sản xuất. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ danh sách công nhân tạm nghỉ việc cần tái đào tạo cho chính quyền địa phương. ☐ b. Nhà nước ban hành kịp thời chính sách giải quyết việc làm và chính sách an sinh xã hội. ☐ c. Người lao động mong muốn tham gia quá trình tái đào tạo để có việc làm mới. ☐ d. Doanh nghiệp theo sát các gói hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước và đầu tư mở rộng sản xuất. Giải thích:Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ danh sách công nhân tạm nghỉ việc cần tái đào tạo cho chính quyền địa phương là hành vi không đúng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. LT 1 Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Thất nghiệp tự nguyện thường tạo ra nhiều khó khăn trong cuộc sống cho người lao động. b. Để hạn chế thất nghiệp chu kì, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm linh hoạt và kịp thời. c. Thất nghiệp cũng có mặt tốt vì giúp người lao động phải tích cực tham gia quá trình tự đào tạo và tái đào tạo của Nhà nước. d. Nhà nước có các chính sách kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp rất kịp thời, nhưng cũng nên có các biện pháp phòng chống những kẻ muốn trục lợi bất chính từ chính sách. Phương pháp giải: Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với các nhận định đó. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Đồng tình. Thất nghiệp tự nguyện xuất phát từ sự lựa chọn của người lao động, nhưng nó có thể dẫn đến khó khăn trong cuộc sống vì họ có thể phải đối mặt với các vấn đề tài chính và tinh thần khi không có nguồn thu nhập ổn định. b. Đồng tình. Chính sách kinh tế và việc làm của Nhà nước có thể giúp hạn chế tình trạng thất nghiệp chu kỳ bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh thích hợp, khuyến khích đầu tư, và tạo điều kiện cho sự linh hoạt trong thị trường lao động. c. Đồng tình. Thất nghiệp có thể thúc đẩy người lao động tự nâng cao kỹ năng và tham gia vào các chương trình đào tạo và tái đào tạo để cải thiện khả năng tìm kiếm việc làm mới. d. Đồng tình. Nhà nước cần có các chính sách kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng cũng cần đảm bảo rằng chính sách này không bị lạm dụng bởi những người muốn lợi dụng nó một cách không chính đáng. LT 2 Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Phương pháp giải: Đọc các thông tin trong bảng và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng. Lời giải chi tiết: LT 3 Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 50 000 người làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin; trong năm 2021, nhu cầu nhân lực ngành này vào khoảng 700 000 người. Dù có mức lương cao hơn mặt bằng chung của thị trường nhân lực, nhưng số lượng kĩ sư bảo mật, chuyên gia an ninh mạng chưa bao giờ thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành ngân hàng, tài chính. (Theo Báo Đầu tư, ngày 20 – 11 – 2022) - Thông tin trên tác động như thế nào đến bản thân em khi đang lựa chọn ngành nghề theo học đảm bảo có việc làm và lương cao? Trường hợp. Chính phủ nước A tổ chức cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia về việc chọn lựa các chính sách kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong tình hình khủng hoảng kinh tế chu kì và lạm phát đang gia tăng. Chuyên gia H kiến nghị Nhà nước nên tập trung vào chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm. Nhưng chuyên gia B phản bác và kiên trì kiến nghị Nhà nước nên kết hợp linh hoạt và chặt chẽ chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm cùng với chính sách an sinh xã hội và chính sách giải quyết việc làm. - Em tán thành với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Thông tin: Thông tin này rất hữu ích cho em khi lựa chọn ngành nghề liên quan đến an toàn thông tin và an ninh mạng. Em nhận ra mình cần phải học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để có đủ năng lực và kỹ năng bị để đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực này. Trường hợp: Em đồng tình với ý kiến của chuyên gia B. Chuyên gia B nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp cả chính sách kinh tế và an sinh xã hội. Trong một tình huống phức tạp như vậy, việc tập trung chỉ vào chính sách kinh tế có thể gặp khó khăn và không đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi thất nghiệp hoặc lạm phát sẽ được hỗ trợ đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng cả chính sách an sinh xã hội để đảm bảo mọi người vẫn có một mức sống cơ bản và hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, chuyên gia B cũng đề xuất kết hợp chính sách giải quyết việc làm, tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân thông qua các dự án phát triển và hạ tầng, tạo việc làm công cộng và khuyến khích doanh nghiệp tạo ra thêm việc làm. Sự kết hợp này có thể tạo ra một hiệu quả tốt hơn trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế. LT 4 Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. Sau một ngày chờ đợi phỏng vấn ở Công ty A, chị T không được nhận vào làm việc làm vì không đáp ứng được một số yêu cầu về chuyên môn cao và kĩ thuật mới. Mẹ chị T, bà G, khuyên con nên nhận lời mời làm việc ở doanh nghiệp K, tuy tiền lương không cao như chị mong muốn, nhưng lại có cơ hội học hỏi thêm về công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm. - Xác định loại hình thất nghiệp trong trường hợp trên. - Cho biết nếu là chị T, em có làm theo lời khuyên của mẹ không và giải thích. Phương pháp giải: Đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu. Lời giải chi tiết: - Loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp cơ cấu. - Nếu là chị T, em sẽ chấp nhận lời mời làm việc ở doanh nghiệp K, vì em sẽ có cơ hội học hỏi thêm về công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, điều này sẽ giúp đỡ em rất nhiều trong tương lai. Ngoài ra, em cũng sẽ có 1 phần thu nhập trong thời gian tới mặc dù không cao. LT 5 Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét việc làm của nhân vật. Anh P là công nhân cơ khí ở nhà máy dệt C. Anh từng bị mất việc vì không theo kịp công nghệ mới. Lúc đầu, anh rất buồn chán, anh còn có ý nghĩ theo bạn làm việc không đúng để có thu nhập nuôi gia đình. Nhưng để làm gương tốt cho các con, anh cố gắng vượt qua khó khăn. Anh xin trợ cấp tái đào tạo để học bằng lái xe bán tải. Sau đó, anh được nhận vào làm việc trong một doanh nghiệp vận tải. Phương pháp giải: Đọc trường hợp và nhận xét việc làm của nhân vật trong trường hợp đó. Lời giải chi tiết: Anh P đã thể hiện mình là một người có thể đối diện với thất nghiệp và khó khăn, và thông qua tinh thần lạc quan, trách nhiệm gia đình, và sự sẵn sàng học hỏi, anh có thể tạo ra cơ hội mới trong cuộc sống và sự nghiệp. VD Em hãy chỉ ra ba nguyên nhân khiến cho sinh viên tốt nghiệp ra trường bị thất nghiệp và đưa ra giải pháp khắc phục các nguyên nhân đó. Phương pháp giải: Chỉ ra ba nguyên nhân khiến cho sinh viên tốt nghiệp ra trường bị thất nghiệp và đưa ra giải pháp khắc phục các nguyên nhân đó. Lời giải chi tiết: - Nguyên nhân: + Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ… + Trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. + Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. - Giải pháp: + Sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Học sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học. Học sinh, sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân và phù hợp với khả năng của mình. + Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà trường. Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành đến đó để việc giảng dạy không còn mang ý nghĩa trừu tượng mà còn mang tính ứng dụng thiết thực. + Sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
|