Bài 11. Bình đẳng giới - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Bình đẳng giới là gì? a. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nữ giới, nữ giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 1

Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng.

Bình đẳng giới là gì?

☐ a. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nữ giới, nữ giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☐ b. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nam giới, nam giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☐ c. Là việc ngang bằng nhau trong mọi khía cạnh đời sống xã hội giữa nam và nữ, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☐ d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nữ giới, nữ giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☐ b. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nam giới, nam giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☑ c. Là việc ngang bằng nhau trong mọi khía cạnh đời sống xã hội giữa nam và nữ, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

☐ d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Giải thích: Bình đẳng giới là việc ngang bằng nhau trong mọi khía cạnh đời sống xã hội giữa nam và nữ, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Bài tập 1 2

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giới theo Hiến pháp năm 2013

☐ a. Phân biệt nam nữ trong giáo dục. 

☐ b. Phân biệt nam nữ trong lao động.

☐ c. Phân biệt nam nữ trong gia đình. 

☐ d. Phân biệt đối xử về giới.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Phân biệt nam nữ trong giáo dục. 

☐ b. Phân biệt nam nữ trong lao động.

☐ c. Phân biệt nam nữ trong gia đình. 

☑ d. Phân biệt đối xử về giới.

Giải thích:Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giới theo Hiến pháp năm 2013 là phân biệt đối xử về giới.

Bài tập 1 3

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có trách nhiệm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội?

☐ a. Gia đình và xã hội.

☐ b. Nhà nước và xã hội.

☐ c. Nhà nước, xã hội và gia đình.

☐ d. Nhà nước, gia đình và mọi cá nhân.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Gia đình và xã hội.

☐ b. Nhà nước và xã hội.

☑ c. Nhà nước, xã hội và gia đình.

☐ d. Nhà nước, gia đình và mọi cá nhân.

Giải thích:Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

Bài tập 1 4

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực

☐ a. xã hội.

☐ b. cộng đồng.

☐ c. chính trị.

☐ d. quản lí nhà nước.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. xã hội.

☐ b. cộng đồng.

☐ c. chính trị.

☑ d. quản lí nhà nước.

Giải thích:Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lí nhà nước.

Bài tập 1 5

Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực

☐ a. giáo dục.

☐ b. đào tạo.

☐ c. giáo dục nghề nghiệp.

☐ d. giáo dục và đào tạo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. giáo dục.

☐ b. đào tạo.

☐ c. giáo dục nghề nghiệp.

☑ d. giáo dục và đào tạo.

Giải thích:Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bài tập 1 6

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 

☐ a. nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ b. quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; ưu tiên nữ giới trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ c. đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ ưu tiên nữ giới trong đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ d. người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☑ a. nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ b. quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; ưu tiên nữ giới trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ c. đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ ưu tiên nữ giới trong đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

☐ d. người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Giải thích:Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động thể hiện ở việc nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Bài tập 1 7

Nhận định nào dưới đây thể hiện nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình?

☐ a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

☐ b. Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong chăm sóc cha mẹ, ông bà.

☐ c. Vợ có nghĩa vụ chăm sóc con cái, chồng có nghĩa vụ tạo ra của cải nuôi sống gia đình.

☐ d. Trong việc tạo lập tài sản, vợ, chồng sở hữu tài sản do mình tạo ra trong thời kì hôn nhân.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☑ a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

☐ b. Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong chăm sóc cha mẹ, ông bà.

☐ c. Vợ có nghĩa vụ chăm sóc con cái, chồng có nghĩa vụ tạo ra của cải nuôi sống gia đình.

☐ d. Trong việc tạo lập tài sản, vợ, chồng sở hữu tài sản do mình tạo ra trong thời kì hôn nhân.

Giải thích:Nhận định thể hiện nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình là vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Bài tập 1 8

Nhận định nào dưới đây sai?

☐ a. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt

☐ b. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

☐ c. Bình đẳng giới là đấu tranh cho nữ giới, chống lại đàn ông.

☐ d. Bình đẳng giới là quyền bình đẳng giữa các giới tính.

☐ e. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

☐ g. Nhà nước bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Lh. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

☐ i. Theo quy định pháp luật, lao động nữ khu vực nông thôn không được hỗ trợ dạy nghề.

☐ k. Tiêu chuẩn tuyển dụng giữa nam và nữ có sự khác biệt.

☐ l. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

☐ m. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và xã hội, góp phần cải thiện đời sống.

☐ n. Bình đẳng giới tạo cơ hội giải phóng nam giới thoát khỏi định kiến xã hội về giới.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11. Bình đẳng giới – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

☐ a. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt

☐ b. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

☑ c. Bình đẳng giới là đấu tranh cho nữ giới, chống lại đàn ông.

☐ d. Bình đẳng giới là quyền bình đẳng giữa các giới tính.

☐ e. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

☐ g. Nhà nước bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Lh. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

☑ i. Theo quy định pháp luật, lao động nữ khu vực nông thôn không được hỗ trợ dạy nghề.

☑ k. Tiêu chuẩn tuyển dụng giữa nam và nữ có sự khác biệt.

☐ l. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

☐ m. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và xã hội, góp phần cải thiện đời sống.

☐ n. Bình đẳng giới tạo cơ hội giải phóng nam giới thoát khỏi định kiến xã hội về giới.

Bài tập 2

Hãy cho biết lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới được đề cập trong các thông tin dưới đây.

 

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin trong bảng và chỉ ra lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới được đề cập trong các thông tin đó.

Lời giải chi tiết:

LT 1

Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Nam, nữ được trả lương ngang bằng nhau trong hoạt động lao động.

b. Bình đẳng giới là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.

c. Nhà nước nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới.

d. Thực hiện bình đẳng giới cũng là trách nhiệm của nữ giới.

e. Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ được bảo đảm theo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

g. Quy định về tỉ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đúng hoặc sai về các nhận định đó. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

a. Sai. Mặc dù bình đẳng giới khuyến khích việc trả lương ngang bằng cho nam và nữ trong hoạt động lao động, nhưng thực tế vẫn tồn tại sự phân biệt lương giữa nam và nữ trong nhiều trường hợp.

b. Đúng. Bình đẳng giới là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, đó là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới tại Việt Nam.

c. Đúng. Nhà nước nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới theo Hiến pháp năm 2013 và các quy định pháp luật khác.

d. Sai. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cả nam và nữ, không chỉ của nữ giới. Bình đẳng giới yêu cầu sự hợp tác và đóng góp từ cả hai giới để loại bỏ các hạn chế và định kiến về giới tính.

e. Đúng. Hiến pháp năm 2013 bảo đảm tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ được bảo đảm theo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

g. Đúng. Quy định về tỉ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng có thể là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách đảm bảo cơ hội công bằng cho nam và nữ trong lĩnh vực lao động và đối xử trên cơ sở năng lực và kỹ năng, không phân biệt giới tính.

LT 2

Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. 

Mặc dù chị A và anh B có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp như nhau, làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được Công ty Y trả lương cao hơn chị A.

Việc làm của Công ty Y có vi phạm quy định về bình đẳng giới hay không? Vì sao?

Trường hợp 2. 

Bạn A kiến nghị nên tổ chức hình thức trường học đơn giới tính để nam và nữ học riêng biệt. Nhưng bạn B cho rằng như vậy là không đúng với xu hướng bình đẳng giới của xã hội hiện nay.

Em đánh giá như thế nào về quan điểm của bạn A và bạn B?

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1.

Việc làm của Công ty Y đã vi phạm quy định về bình đẳng giới. Chị A và anh B làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được trả lương cao hơn chị A. Điều này tạo ra sự chênh lệch lương giữa nam và nữ trong cùng một vị trí công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và có thể được xem là một trường hợp phân biệt đối xử về giới. Bình đẳng giới đòi hỏi trả lương dựa trên năng lực và công việc thực hiện chứ không phân biệt giới tính. 

Trường hợp 2.

- Quan điểm của bạn A: Quan điểm này tạo ra một sự chia rẽ dựa trên giới tính trong hệ thống giáo dục.

- Quan điểm của bạn B: Quan điểm này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng cho nam và nữ, khuyến khích họ học cùng nhau và hòa trộn trong môi trường giáo dục.

LT 3

Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào thông tin vi phạm bình đẳng giới.

Phương pháp giải:

Đọc các các thông tin trong bảng và đánh dấu X vào thông tin vi phạm bình đẳng giới.

Lời giải chi tiết:

LT 4

Bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội? Hãy cho biết quan điểm của em về vấn đề này.

Phương pháp giải:

Nêu được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội. Bày tỏ quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

- Em tin rằng bình đẳng giới là một giá trị quan trọng và cần thiết trong mọi xã hội. Nó không chỉ là quyền lợi của một giới tính, mà là quyền của tất cả mọi người để tham gia vào cuộc sống và xã hội một cách bình đẳng và tự do. Bằng cách thúc đẩy bình đẳng giới, chúng ta có thể xây dựng một xã hội tốt hơn, công bằng hơn và giàu có hơn trong mọi khía cạnh.

VD 1

Hãy xây dựng kịch bản một câu chuyện về bình đẳng giới (trong lĩnh vực chính trị, giáo dục lao động hoặc gia đình) và biểu diễn trước lớp.

Phương pháp giải:

Xây dựng kịch bản một câu chuyện về bình đẳng giới (trong lĩnh vực chính trị, giáo dục lao động hoặc gia đình) và biểu diễn trước lớp.

Lời giải chi tiết:

Tiểu phẩm: Hai con đường

Nhân vật:

  • Bà Hoa: Người mẹ, có tư tưởng truyền thống.
  • Lan: Con gái, đam mê chính trị, mơ ước trở thành nhà lãnh đạo.
  • Nam: Con trai, yêu thích nội trợ và chăm sóc gia đình.
  • Ông Minh: Người cha, ủng hộ bình đẳng giới.
  • Cô giáo: Người hướng dẫn và thúc đẩy ý thức bình đẳng giới.

Cảnh 1: Tại nhà của bà Hoa

(Bà Hoa đang ngồi khâu áo, Lan và Nam đang học bài.)

Bà Hoa: (Lắc đầu) Con gái thì lo học làm gì nhiều, sau này lấy chồng là chính. Lan à, con học nấu ăn với mẹ đi, để Nam học bài.

Lan: (Mạnh mẽ) Nhưng mẹ ơi, con muốn học chính trị. Con muốn trở thành người thay đổi xã hội, làm mọi người hiểu hơn về bình đẳng giới.

Bà Hoa: (Phủ định) Chính trị là chuyện của đàn ông. Con gái mà nói chuyện ấy, không ai nghe đâu. Nam, con trai mẹ, sau này sẽ làm việc lớn.

Nam: (Do dự) Nhưng mẹ ơi, con thích nấu ăn. Con muốn mở một tiệm bánh, chăm sóc gia đình. Làm việc lớn hay nhỏ đâu quan trọng, quan trọng là con được làm điều con thích.

(Ông Minh bước vào, nghe cuộc nói chuyện.)

Ông Minh: (Ôn tồn) Hoa này, em nghĩ xem, nếu Nam và Lan được làm điều mình yêu thích, chẳng phải gia đình sẽ hạnh phúc hơn sao?

Bà Hoa: (Suy nghĩ) Nhưng... con gái thì sao mà làm chính trị được? Con trai mà lo chuyện bếp núc thì còn gì là "nam nhi"?

Ông Minh: (Tự tin) Thời nay khác rồi, em ạ. Ai cũng có quyền theo đuổi ước mơ của mình, bất kể giới tính.

Cảnh 2: Tại trường học

(Lan và Nam trò chuyện với cô giáo.)

Lan: (Cảm động) Thưa cô, con muốn làm nhà lãnh đạo để thay đổi suy nghĩ của mọi người, nhưng mẹ con bảo con gái không nên làm thế.

Cô giáo: (Tươi cười) Lan, con có quyền theo đuổi ước mơ của mình. Xã hội cần những người như con để thúc đẩy bình đẳng. Nam, con thì sao?

Nam: (Nhẹ nhàng) Con muốn mở một tiệm bánh, nhưng con sợ người khác cười.

Cô giáo: (Động viên) Nam, làm việc mình yêu thích không bao giờ là sai. Bình đẳng giới là khi mọi người được sống đúng với ước mơ của mình, bất kể họ là nam hay nữ.

Cảnh 3: Ngày Lan và Nam thành công

(Lan đang phát biểu trên truyền hình, còn Nam được giới thiệu là chủ tiệm bánh nổi tiếng.)

Lan: (Tự hào) Tôi là một phụ nữ, và tôi đã chứng minh rằng, giới tính không giới hạn ước mơ. Bình đẳng giới chính là chìa khóa để xã hội phát triển.

Nam: (Hạnh phúc) Tôi đã biến đam mê thành sự nghiệp. Tôi tự hào vì mình đã vượt qua định kiến để sống đúng với bản thân.

(Gia đình cùng xem ti vi. Bà Hoa mỉm cười hài lòng.)

Bà Hoa: (Xúc động) Hai đứa giỏi lắm! Mẹ đã sai khi không tin tưởng vào các con. Giới tính không quyết định thành công, mà chính là sự cố gắng.

Ông Minh: (Cười) Thấy chưa, em? Khi ta tin tưởng vào ước mơ của con, mọi điều tốt đẹp đều có thể xảy ra.

Kết thúc:

Lan và Nam cảm ơn gia đình, thầy cô, và những người đã ủng hộ họ. Câu chuyện để lại bài học rằng, bình đẳng giới không chỉ là lý thuyết, mà là hành động thực tế để tạo nên một xã hội công bằng và phát triển.

VD 2

Hãy tìm hiểu trên mạng xã hội và tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền bình đẳng giới.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên mạng xã hội và tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền bình đẳng giới.

Lời giải chi tiết:

Một câu chuyện về vi phạm quyền bình đẳng giới nổi bật là trường hợp nhiều gia đình ở Việt Nam vẫn duy trì định kiến về giới trong việc sinh con và phân chia vai trò. Một số gia đình ưu tiên sinh con trai vì niềm tin rằng họ sẽ nối dõi và thờ cúng tổ tiên, dẫn đến việc con gái bị xem nhẹ, ít được đầu tư học hành hoặc có tiếng nói trong gia đình. Ngay cả khi trưởng thành, phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự bất công, như bị thiệt thòi trong việc thừa kế tài sản hoặc bị gắn với các vai trò truyền thống như làm dâu hay nội trợ, thay vì được hỗ trợ phát triển sự nghiệp hoặc độc lập.

Câu chuyện này cho thấy bất bình đẳng giới không chỉ tồn tại ở các lĩnh vực công mà còn rất phổ biến trong gia đình, cần nỗ lực thay đổi để đạt được sự công bằng hơn trong xã hội.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close